HIỆU QUẢ CỦA CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CỦA NGƯỜI BỆNH NGOẠI TRÚ CÓ BHYT TẠI KHOA KHÁM BỆNH BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẬN Ô MÔN NĂM 2020
(Nguyễn Ngọc Quí, Vương Trung Lễ, Nguyễn Thị Việt Nga, Võ Tính Sử)
Nghiên cứu định lượng nhằm xác định thời gian chờ đợi trung bình của người bệnh qua các giai đoạn khám bệnh và thực hiện các cận lâm sàng cụ thể là bao nhiêu, yếu tố liên quan đến thời gian chờ đợi trung bình của người bệnh là gì, so sánh thời gian chờ đợi trung bình của NB với năm 2018 và Quyết định 1313/QĐ-BYT bằng các phép kiểm giá trị trung bình ANOVA . Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp kết hợp hồi cứu và tiến cứu trên 6000 bệnh nhân ngoại trú có BHYT tại khoa khám bệnh-BVĐK quận Ô Môn trong thời gian từ tháng 04 đến tháng 10 năm 2020. Kết quả khi so sánh các chỉ số thời gian chờ đợi TB với kết quả trong năm 2018 như sau: NB không làm CLS (T0) là 52 phút ngắn hơn TB 7.9 phút; Thời gian làm 01 CLS (T1) là 64.7 phút ngắn hơn TB 13.2 phút;Thời gian làm 02 CLS (T2) là 88.7 phút ngắn hơn TB 7.04 phút; Thời gian làm 03 CLS (T3) 149 phút ngắn hơn TB 8.6 phút; Thời gian chờ bác sĩ khám (T-Bs) 19.7 phút ngắn hơn TB 4.8 phút; Thời gian chờ nhận thuốc (T-Thuốc) 18.3 phút ngắn hơn TB 2.9 phút.Tổng thời gian chờ khám
(TK) 91.7 phút ngắn hơn TB 12.3 phút. Một số yếu tố liên quan đến thời gian chờ đợi TB của NB: Thời gian chờ đợi TB của NB giữa buổi sáng là 92.7±17.5 phút lớn hơn buổi chiều 90.6±17.6 phút (khác biệt có ý nghĩa p=0.047); Thời gian chờ đợi TB đầu buổi sáng (trước 9 giờ là 92.7 phút) và đầu buổi chiều (trước 15 giờ là 88.3 phút) lớn hơn so với NB đăng ký KCB vào cuối buổi sáng (sau 9 giờ là 93.3 phút) và cuối buổi chiều (sau 15 giờ là 81 phút) khác biệt có ý nghĩa p<0.001; Thứ 2 và thứ 6 có thời gian chờ đợi lâu nhất (95.5 phút và 94.4 phút) khác biệt có ý nghĩa p=0.046; NB chờ đợi lâu nhất ở XN vi sinh (126.6 phút) p <0.001.Thời gian chờ đợi trung bình của NB so với Quyết định 1313/QĐ-BYT đạt yêu cầu tại các khoản thời gian T1, T2, TK
Từ khóa: Thời gian chờ đợi TB, T0, T1, T2, T3, TK, T-Bs, T-Thuốc
Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 1313/QĐ – BYT về việc hướng dẫn quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh của bệnh viện. Theo hướng dẫn này quy trình khám bệnh gồm 4 bước và chỉ tiêu thời gian khám bệnh trung bình là 2 giờ, nếu làm 01 kỹ thuật cận lâm sàng là 3 giờ, 2 cận lâm sàng là 3.5 giờ và 3 cận lâm sàng là 4 giờ . Theo Tiêu chí A1.3 và A1.5 của Bộ Tiêu chí Chất lượng Bệnh viện thì thời gian khám bệnh trung bình của các bệnh viện phải thấp hơn thời gian khám bệnh trung bình theo quy trình 4 bước trong Quyết định số 1313/QĐ – BYT.
Để nâng cao chất lương khám bệnh và giảm thời gian chờ đợi trong thời gian qua. Bệnh viện đa khoa quận Ô Môn đã áp dụng nhiều giải pháp như tăng thêm phòng khám, bố trí thêm nhân lực, thành lập tổ công tác xã hội tiếp sức cho NB, tăng cường các ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến quy trình khám chữa bệnh, nâng cấp mở rộng cơ sở vật chất khoa khám bệnh… Câu hỏi đặt ra là thời gian chờ đợi trung bình của người bệnh qua các giai đoạn khám bệnh và thực hiện các cận lâm sàng cụ thể là bao nhiêu, các thông số về thời gian chờ đợi được đo lường như thế nào? Những yếu tố nào tác động trực tiếp đến. Để đi sâu phân tích vấn đề này chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Hiệu quả của các giải pháp giảm thời gian chờ đợi của người bệnh ngoại trú có bảo hiểm y tế tại khoa khám bệnhbệnh viện đa khoa quận Ô Môn năm 2020” với các mục tiêu:
1.Đánh giá hiệu quả của các giải pháp giảm thời gian chờ đợi trung bình của người bệnh ngoại trú có bảo hiểm y tế tại khoa khám bệnh-bệnh viện đa khoa quận Ô Môn.
2. Tìm các yếu tố liên quan đến thời gian chờ đợi trung bình của người bệnh.
3. So sánh thời gian chờ đợi trung bình của NB với Quyết định 1313/QĐ-BYT.
- Bệnh nhân khám bệnh ngoại trú có BHYT đến khám và điều trị ngoại trú tại Khoa khám bệnh - Bệnh viện đa khoa quận Ô Môn
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6 năm 2020 đến tháng 10 năm 2020.
Địa diểm nghiên cứu: Khoa khám bệnh - Bệnh viện đa khoa quận Ô Môn
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu can thiệp kết hợp hồi cứu và tiến cứu. Hồi cứu: Sử dụng các dữ liệu được chiết xuất về thời gian chờ đợi trên hệ thống phần mềm KCB giai đoạn từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 9 năm 2018 để so sánh sau khi thực hiện các giải pháp can thiệp.
Nghiên cứu can thiệp: Đánh giá hiệu quả của các giải pháp can thiệp làm giảm thời gian chờ đợi của NB trong năm 2019 cho đến thời điểm thu thập đạt cỡ mẫu nghiên cứu bằng phân tích so sánh số liệu trước và sau khi can thiệp.
Tiến cứu: Ứng dụng kết quả của nghiên cứu làm cơ sở để tiếp tục cải tiến các giải pháp làm giảm thời gian chờ đợi trong giai đoạn tiếp theo.
Cỡ mẫu nghiên cứu sau can thiệp được lựa chọn bằng phương pháp ngẫu nhiên có loại trừ, thuận tiện cho nghiên cứu.
+ Nguyên tắc lấy mẫu: n1 = n2
Với n1 là số mẫu trước nghiên cứu (mẫu đối chứng không nhập liệu với các giá trị TB của T0, T1, T2, T3,TK, T-Bs, T-Thuốc đã được thống kê trên phần mềm khám chữ bệnh Hospital), n2 là số mẫu sau khi can thiệp.
Theo số liệu về số NB khám chữa bệnh ngoại trú giai đoạn từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 9 năm 2018, TB mỗi ngày có:
1000 bệnh nhân có BHYT đến đăng ký khám chữa bệnh trong đó:
755 NB không thực hiện CLS.
145 NB thực hiện 01 CLS 79 NB thực hiện 02 CLS
10 NB thực hiện 03 CLS
Chọn 10 làm hệ số ta tính được số mẫu được chọn trong ngày như sau:
01 NB thực hiện 03 CLS, 8 NB thực hiện 02 CLS, 15 NB thực hiện 02 CLS, 15 NB thực hiện 01 CLS, 77 NB không thực hiện CLS. Số được chọn là 100 mẫu/ngày
Ngày lấy mẫu trong tuần (xoay vòng theo thứ tự):
+ Tuần thứ nhất: Thứ 2, Thứ 4, Thứ 6 (300 mẫu)
+ Tuần tiếp theo: Thứ 3, Thứ 5 (200 mẫu)
+ Số mẫu lấy trong tháng: 1000 mẫu
Thời gian lấy mẫu
+ n1: từ tháng 6/2019 đến tháng 9/2019 (3 tháng)
+ n2: từ tháng 6/2020 đến tháng 9/2020 (3 tháng)
+ Tổng số mẫu cần lấy:
(3 x 1000) +(3 x 1000) = 6000 mẫu NB được đánh dấu lúc đăng ký khám bệnh, đến giai đoạn nhận thuốc được ghi nhận thời điểm, và hoàn thành theo bảng thu thập số liệu.
Chọn mẫu ngẫu nhiên trong 1 ngày: bệnh nhân được chọn theo 1 số ngẫu nhiên do bốc thăm là k, 1 ≤ k ≤ 1000/100
Những mẫu trong 1 ngày sẽ mang thứ tự: k, i+10, k+2.10, k+3.10…
+ Bảng thu thập số liệu
+ Hệ thống máy chủ bệnh viện ( lấy mẫu từ phần mềm khám chữa bệnh Hospital trên hệ thống máy chủ của bệnh viện đa khoa quận Ô Môn áp dụng cho cả hai lần lấy mẫu trước và sau can thiệp) Đánh giá số liệu
2.2.5. Các biến số
Các biến số độc lập Tuổi: Biến định lượng liên tục
Giới: biến định tính gồm: nữ, nam
Buổi khám bệnh: biến định tính: sáng, chiều
Ngày khám bệnh: Biến định tính gồm: thứ hai, thứ ba, thứ tư , thứ năm, thứ sáu).
Thời gian khám bệnh trong ngày: biến định lượng liên tục: trước 9 giờ, sau 9 giờ, trước 15 giờ, sau 15 giờ.
CLS: Biến định tính gồm: có CLS, không có CLS.
Huyết học: Biến định tính: Công thức máu, nhóm máu,…, xét nghiệm về tốc độ lắng máu, máu chảy , máu đông, các yếu tố đông máu
Vi sinh, ký sinh: Biến định tính: XN soi tươi, tìm ký sinh trùng… Chẩn đoán hình ảnh: Biến định tính: X quang, siêu âm, ECG…
Thăm dò chức năng: Biến định tính: Đo chức năng hô hấp..
Hình thức đăng ký khám chữa bệnh: là biến định tính (đăng ký trước qua Website; lấy số trực tiếp tại khu vực tiếp nhận) Các biến số phụ thuộc:
Là các biến định lượng (thời gian TB) bao gồm giá trị trung bình (mean) và độ lệch chuẩn SD, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất (max, min)
2.2.6. Quy trình đo thời gian.
Tổng thời gian chờ đợi (TK): là đại lượng tính bằng tổng thời gian của các giai đoạn chờ thực hiện các công đoạn trong quá trình khám chữa bệnh tại khoa khám bệnh và được xác định từ lúc NB bắt đầu đầu đăng ký khám đến lúc nhận thuốc. Thời gian chờ đợi được đo bằng phút.
+ Thời gian NB khám bệnh không thực hiện CLS: T0
+ Thời gian NB thực hiện 01 CLS: T1
+ Thời gian NB thực hiện 02 CLS: T2
+ Thời gian NB thực hiện 03 CLS: T3
Thời gian chờ đợi Bs khám (T-Bs): Là thời gian được tính từ thời điểm NB lấy số tại khu vực tiếp nhận đến thời điểm Bác sĩ thực hiện khám bệnh.
Thời gian chờ nhận thuốc (T-thuốc): Là thời gian được tính từ thời điểm Bác sĩ kê đơn thuốc trên phần mềm đến thời điểm bộ phận dược in toa thuốc và mẫu 01.
Các số liệu được lấy từ phần mềm Hospital, nhập liệu dữ liệu thô bằng phần mềm excel, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 21.
Các thống kê mô tả: xác định tỷ lệ, trung bình (mean), độ lệch chuẩn (SD), tối đa, tối thiểu (min, max).
Xác định trung bình thời gian khám bệnh ngoại trú trước và sau khi can thiệp.
Các phép kiểm định: anova hai chiều (two way anova) để phân tích mối tương quan giữa nhiều biến số định tính với thời gian chờ đợi TB, anova một chiều (one way anova) để phân tích mối tương quan các biến số định tính có hơn 2 giá trị (giờ đăng ký, ngày khám, loại bệnh, ...) với thời gian chờ đợi trung bình của NB, phân tích mối tương quan của biến số định tính 2 giá trị với thời gian chờ đợi TB bằng kiểm định độc lập (Independent T- test). Thống kê có ý nghĩa khi P<0.05. III. KẾT QỦA
Bảng 1. Phân bổ theo buổi đăng ký khám bệnh
Buổi |
SL |
(%) |
Sáng |
1985 |
66.2 |
Chiều |
1015 |
33.8 |
Tổng |
3000 |
100 |
Bảng 2. Phân bổ theo thời gian đăng ký khám bệnh trong ngày
Thời gian đăng ký |
SL |
(%) |
Trước 9 giờ |
1406 |
46.9 |
Sau 9 giờ |
580 |
19.3 |
Trước 15 giờ |
774 |
25.8 |
Sau 15 giờ |
240 |
8.0 |
Tổng |
3000 |
100 |
Bảng 3. Thời gian chờ đợi trung bình qua các giai đoạn trước và sau khi can thiệp các giải pháp giảm thời gian chờ đợi
Giai đoạn |
Trước CT năm 2018 (phút) |
Sau CT năm 2020 (phút) |
Số phút rút ngắn |
||||
TB |
Nhỏ nhất |
Lớn nhất |
TB |
Nhỏ nhất |
Lớn nhất |
|
|
T0 |
59.9 |
22 |
129 |
52.0 |
20 |
103 |
7.9 |
T1 |
77.9 |
22 |
132 |
64.7 |
21 |
113 |
13.2 |
T2 |
95.8 |
27 |
197 |
88.76 |
41 |
107 |
7.04 |
T3 |
157.6 |
100 |
212 |
149 |
101 |
210 |
8.6 |
T-Bs |
24.5 |
7 |
60 |
19.7 |
5 |
72 |
4.8 |
T-Thuốc |
21.2 |
7 |
67 |
18.3 |
7 |
65 |
2.9 |
TK |
104 |
97.1 |
130.2 |
91.7 |
12 |
115.5 |
12.3 |
Bảng 4. Tương quan giữa buổi đăng ký khám bệnh trong ngày với thời gian chờ đợi TB của NB
Buổi khám |
|
Thời gian chờ đợi |
p (Independent T-Test) |
|
TB |
± 2SD |
Std error |
p= 0.047 |
|
Sáng |
92.7 |
17.5 |
1.05 |
|
Chiều |
90.6 |
17.6 |
1.04 |
Bảng 5. Tương quan giữa giờ đăng ký khám bệnh trong ngày với thời gian chờ đợi TB của NB
Thời gian trong ngày |
|
Thời gian chờ đợi |
p (Anova 1 chiều) |
|
TB |
Nhỏ nhất |
Lớn nhất |
F=3.087 p< 0.001 |
|
Trước 9 giờ |
92.7 |
44 |
181 |
|
Sau 9 giờ |
93.3 |
43 |
167 |
|
Trước 15 giờ |
88.3 |
41 |
161 |
|
Sau 15 giờ |
81.0 |
41 |
136 |
Bảng 6.Tương quan giữa ngày khám bệnh trong tuần với thời gian chờ đợi TB của NB
Ngày khám |
|
Thời gian chờ đợi |
P (Anova 1 chiều) |
|
TB |
Nhỏ nhất |
Lớn nhất |
F = 1.390 p = 0.046 |
|
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 |
95.5 |
46 |
178 |
|
92.1 |
42 |
162 |
||
91.3 |
41 |
145 |
||
90.8 |
41 |
166 |
||
94.4 |
45 |
177 |
Bảng 7. Tương quan giữa loại CLS với thời gian chờ đợi TB của NB
Loại CLS |
Thời gian chờ đợi TB |
P (Anova 1 chiều) |
||
TB |
Nhỏ nhất |
Lớn nhất |
F = 37.087 p < 0.001 |
|
Huyết học Sinh hóa Vi sinh, ký sinh CĐHA TDCN |
93.9 |
49 |
181 |
|
94.0 |
41 |
156 |
||
126.6 |
82 |
178 |
||
89.1 |
41 |
181 |
||
93.4 |
42 |
171 |
3.4. So sánh thời gian chờ đợi trung bình của NB với Quyết định 1313/QĐ-BYT.
NB đăng ký khám chữa bệnh vào buổi sáng nhiều hơn buổi chiều trong cùng một ngày, số lượt đăng ký KCB chủ yếu tập trung vào buổi sáng trong mẫu nghiên cứu sau can thiệp với 1985 lượt chiếm tỷ lệ 66.2% trong mẫu nghiên cứu sau can thiệp, tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ 64.3%trong nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Hiếu. NB đăng ký KCB trong ngày vào 2 thời điểm trước 9 giờ và trước 15 giờ (đăng ký vào đầu buổi sáng và đầu buổi chiều) cao hơn 2 thời điểm sau 9 giờ và sau 15 giờ (đăng ký vào cuối buổi sáng và cuối buổi chiều). Thói quen trong suy nghĩ của NB là “đến sớm sẽ về sớm”, sẽ được khám trước theo thứ tự và làm các XN nhanh hơn như đẫ đề cập là một phần nguyên nhân của việc này. Hơn nữa với việc càng đến khám muộn thì thời gian chờ khám sẽ càng kéo dài vì họ phải chờ sau những BN đã có đủ kết quả quay trở lại phòng khám bác sỹ ban đầu để đọc kết quả. số NB đăng ký KCB phân bổ không đồng đều theo các ngày trong tuần mà tập trung cao vào ngày Thứ 2 đầu tuần và Thứ 6 với tỷ lệ lần lượt là 24% và 19.8%. Các ngày Thứ 3 đến Thứ 4 có số NB đăng ký KCB không có sự khác biệt nhiều về số lượt. Ngày đến khám là một trong những yếu tố hàng đầu tác động đến thời gian chờ khám của người bệnh. Những ngày đầu tuần (thứ 2) là thời điểm những BN ở các địa bàn cư trú xa BVĐK Ô Môn đền khám đông nhất và số lượng BN cần chuyển viện, chuyển tuyến đến các bệnh viên chuyên khoa tuyến Thành phố khiến cho số lượng BN tăng lên đáng kể. Ngoài ra, tâm lý muốn đến khám sớm để có thể điều trị sớm cũng là một trong những nguyên nhân khiến số lượng BN đến khám vào những ngày đầu tuần tăng lên. Một số đông NB mắc bệnh mạn tính của nhóm tuổi > 4075 hết thuốc điều trị theo phác đồ vào ngày Thứ 6 sẽ tranh thủ thời gian đăng ký KCB trong ngày này với tâm lý không có thuốc uống vào Thứ 7 và Chủ nhật do BVĐK quận Ô Môn chưa thực hiện đăng ký KCB BHYT vào Thứ 7 và Chủ nhật. Điều này làm gia tăng số lượt đăng ký KCB vào các ngày Thứ 6.
Thời gian NB không làm CLS (T0) TB là 52 phút thấp hơn thời gian 2 giờ 25 phút (tương đương 145 phút) trong nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Hiếu tại bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp hơn thời gian 2 giờ 25 phút trong nghiên cứu của Trần Thị Quỳnh Hương.
Thời gian chờ khám TK là 91.7 phút (tương đương 1 giờ 30 phút) kết quả này thấp hơn kết quả 2 giờ 17 phút trong nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Hiếu tại bệnh viện Bạch Mai Hà Nội và thấp hơn kết quả 3 giờ 30 phút trong nghiên cứu của Trần Thị Quỳnh Hương.
Kết quả về thời gian chờ đợi TB của NB trong nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp hơn trong nghiên cứu của Bejamin, tại ba phòng khám đa khoa ở PaPuaNewGiunea thì 24% NB đến khám gặp được một bác sĩ trong vòng 30 phút, 70% trong vòng 2 giờ, 47% chờ 1-3 giờ để được tư vấn, 9,5% chờ 3-5 giờ để được tư vấn.
Các kết quả về thời gian chờ đợi TB của NB trong các nghiên cứu khác nhau là do sự khác nhau giữa các bệnh viện về đặc điểm địa lý, mô hình bệnh tật, phong tục tập quán và thói quen KCB của NB, mức độ quá tải của từng bệnh viện, lọai hình dịch vụ, năng lực thực hiện danh mục kỹ thuật theo phân tuyến, trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất, máy móc phục vụ cho chẩn đoán và điều trị…
Sự rút ngắn thười gian chờ đợi TB của NB trong năm 2020 sơ với năm 2018 là do việc áp dụng có hiệu quả nhiều giải pháp như tăng thêm phòng khám, bố trí thêm nhân lực, thành lập tổ công tác xã hội tiếp sức cho NB, tăng cường các ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến quy trình khám chữa bệnh, nâng cấp mở rộng cơ sở vật chất khoa khám bệnh BVĐK quận Ô Môn.
4.3. Các yếu tố liên quan đến thời gian chờ đợi trung bình của người bệnh.
Trong các XN và CLS thì XN vi sinh có thời gian chờ đợi TB lớn nhất (126,6 phút). Trong nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Hiếu thời gian chờ khám bệnh lâu nhất là tại khu vực chờ lấy kết quả xét nghiệm vi sinh là (~136 phút 5giây).
Các XN vi sinh được chỉ định thực hiện tại BVĐK quận Ô Môn chủ yếu là các XN soi tươi tìm ấu trùng, hoặc trứng của ký sinh trùng trong mẫu bệnh phẩm. Thời gian thực hiện các XN này đến khi có kết quả thường kéo dài trên 30 phút. Dẫn đến thời gian chờ đợi TB của NB có chỉ định thực hiện XN vi sinh, ký sinh sẽ kéo dài hơn những bệnh nhân thực hiện các CLS khác.
Các CĐHA có thời gian chờ đợi TB là 89.1 phút và các TDCN có thời gian chờ đợi TB là 93.4 phút, kết quả này thấp hơn kết quả (144 phút và 120 phút nghiên cứu của Vũ
Minh Thùy. Như chúng ta đã biết, siêu âm ổ bụng tổng quát, Xquang, Đo điện tim là một trong những cận lâm sàng cơ bản để chẩn đoán bệnh nên các bác sỹ chỉ định nhiều, mặt khác những đầu tư nâng cấp máy CLS hiện đại về số lượng cũng như chất lượng của BVĐK quận Ô Môn như hệ thống chụp Xquang kỹ thuật số với công suất chụp cao hơn, nhanh hơn, hình ảnh chất lượng hơn Xquang thông thường sẽ rút ngắn thời gian trả kết quả. Tăng cường số lượng máy siêu âm lên 4 máy (02 máy di động để siêu âm tại giường bệnh khi cần thiết); Các máy sinh hóa, huyết học tự động hiện đại có hiệu suất thực hiện nhiều XN và thông số cùng lúc với thời gian trả kết quả nhanh nhất có thể. Tất cả những yếu tố này tác động làm giảm thời gian chờ đợi TB của NB khi thực hiện các CLS như: Huyết học, sinh hóa, CĐHA,TDCN
Kiểm định độc lập IndependentT-Test (bảng 3.6) cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p= 0.047) giữa thời gian chờ đợi TB của NB giữa buổi sáng và buổi chiều (buổi sáng là 94.7 ± 17.5 phút buổi chiều là 90.6 ± 17.6 phút). Không có mối tương quan giữa buổi khám bệnh trong ngày với thời gian chờ đợi TB của NB qua các giai đoạn (p=.022, F= 0.91)
Từ các thói quen và suy nghĩ của NB như đã nêu ở trên (khám sớm về sớm, tiện làm các XN vào bổi sáng), nên lượng BN sẽ tập trung vào buổi sáng có tỷ lệ 66.2% mẫu nghiên cứu sau can thiệp, điều này dẫn đến lượt NB chờ ở các bộ phận của khoa khám bệnh là khá đông dẫn đến thời gian chờ đợi cũng lâu hơn.Theo nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Hiếu thì sự phân bố dân cư, lịch làm việc công tác... cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thời gian khám bệnh trong ngày BN đến khám tại khoa khám bệnh tại khoa khám bệnh. Sự khác biệt tuy không lớn nhưng có ý nghĩa thống kê (p< 0.001) của các giá trị TB về thời gian chờ đợi của giờ đăng ký khám chữa bệnh trong ngày. NB đăng ký KCB vào đầu buổi sáng (trước 9 giờ là 92.7 phút) và đầu buổi chiều (trước 15 giờ là 88.3 phút) lớn hơn so với NB đăng ký KCB vào cuối buổi sáng (sau 9 giờ là 93.3 phút) và cuối buổi chiều (sau 15 giờ là 81 phút). Thời gian chờ đợi TB vào 2 thời điểm trước 9 giờ và sau 9 giờ lớn hơn thời gian chờ đợi TB vào 2 thời điểm trước 15 giờ và sau 15 giờ, điều này một lần nữa chứng minh thói quen khám bệnh vào buổi sáng của đại đa số người bệnh tác động làm kéo dài thời gian chờ đợi TB ở hầu hết các số liệu phân tích thống kê trong nghiên cứu của chúng tôi.
Thời gian chờ đợi TB vào các ngày đầu tuần thường rất cao ( 95.5) phút vào ngày thứ 2) do số lượng BN vào các ngày đầu tuần tăng cao, khiến cho số lượng BN/bác sĩ sẽ tăng lên, thời gian chờ khám sẽ bị kéo dài. Mặc dù, lãnh đạo bệnh viện đã mời các bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng đã về nghỉ hưu tham gia tăng cường cho khoa khám bệnh nhưng điều đó cũng chưa đủ phục vụ nhu cầu của người dân đến KCB BHYT tại BVĐK quận Ô Môn. Kết quả nghiên cứu của Trương Quang Trung và cộng sự cùng cho kết quả tương tự (2009) hay Vũ Minh Thùy (2010) cũng đều chỉ ra rằng thời gian chờ khám vào các ngày thứ 2 và thứ 3 là cao nhất, sau đó giảm dần vào các ngày trong tuần.Số liệu nghiên cứu cho thấy các giai đoạn T0, T1, T2, T3 có các giá trị TB về thời gian chờ đợi cao nhất ở các ngày Thứ 2 đầu tuần và ngày Thứ 6, các ngày còn lại trong tuần từ Thứ 3 đến Thứ 5 có các giá trị TB về thời gian chờ đợi thấp hơn.Tương tự như vậy đối với NB thực hiện 03 CLS (T3) thời gian chờ đợi lâu nhất ở ngày Thứ 2 là 153.6 ± 32.3 phút và Thứ 6 là 147.3 ± 38.4 phút. NB không thực hiện CLS (T0) thời gian chờ đợi lâu nhất ở ngày Thứ 2 là 59.6 ± 22.2 phút và Thứ 6 là 57.3 ± 20.5 phút.Không có mối tương quan giữa thời gian chờ đợi với ngày khám bệnh trong tuần (p=0.09, F= 0.551)
4.3. So sánh thời gian chờ đợi trung bình của NB với Quyết định 1313/QĐ-BYT.
Việc triển khai một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng các kỹ thuật chuyên sâu, kỹ thuật mới nhằm nâng cao chất lượng điều trị và giảm thời gian điều trị, đồng thời chuẩn hóa các phác đồ điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tăng số giường bệnh thực kê trong phạm vị chỉ tiêu được giao hàng năm; tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, đi đôi với xây dựng các quy trình khám chữa bệnh, thông tin giáo dục cho NB, tăng cường nhân lực hoặc tối ưu hóa hoạt động của máy móc, hệ thống cận lâm sàng hiện tại, tăng thêm phòng khám, bố trí thêm nhân lực, thành lập tổ công tác xã hội tiếp sức cho NB, tăng cường các ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến quy trình khám chữa bệnh, thực hiện đăng ký khám chữa bệnh qua địa chỉ website của bệnh viện, nâng cấp mở rộng cơ sở vật chất khoa khám bệnh đã rút ngắn được thời gian chờ đợi KCB của người dân đến KCB BHYT tại BVĐK quận Ô Môn.
Qua các số liệu so sánh trên Biểu đồ 3.5 về tổng thời gian chờ đợi TB với Quyết định 1313/QĐ-BYT qua 02 năm 2018 (trước CT) và năm 2020 (Sau CT) thời gian chờ đợi trung bình qua các giai đoạn năm 2020 có sự rút ngắn hơn so với năm 2018 và đạt yêu cầu so với thời gian tối đa được quy đinh qua các giai đoạn T1, T2, T3, TK .
+Thời gian NB không làm CLS (T0) là 52 phút ngắn hơn TB 7.9 phút;
+Thời gian làm 01 CLS (T1) là 64.7 phút ngắn hơn TB 13.2 phút;
+Thời gian làm 02 CLS (T2) là 88.7 phút ngắn hơn TB 7.04 phút;
+Thời gian làm 03 CLS (T3) 149 phút ngắn hơn TB 8.6 phút;
+Thời gian chờ bác sĩ khám (T-Bs) 19.7 phút ngắn hơn TB 4.8 phút;
+Thời gian chờ nhận thuốc (T-Thuốc) 18.3 phút ngắn hơn TB 2.9 phút.
+Tổng thời gian chờ khám (TK) 91.7 phút ngắn hơn TB 12.3 phút.
Một số yếu tố liên quan đến thời gian chờ đợi TB của NB
+Thời gian chờ đợi TB của NB giữa buổi sáng là 92.7±17.5 phút lớn hơn buổi chiều 90.6±17.6 phút (khác biệt có ý nghĩa p=0.047)
+Thời gian chờ đợi TB đầu buổi sáng (trước 9 giờ là 92.7 phút) và đầu buổi chiều (trước 15 giờ là 88.3 phút) lớn hơn so với NB đăng ký KCB vào cuối buổi sáng (sau 9 giờ là 93.3 phút) và cuối buổi chiều (sau 15 giờ là 81 phút) khác biệt có ý nghĩa p<0.001
+ Thứ 2 và thứ 6 có thời gian chờ đợi lâu nhất (95.5 phút và 94.4 phút) khác biệt có ý nghĩa p=0.046
+ NB chờ đợi lâu nhất ở XN vi sinh (126.6 phút) p <0.001.
Thời gian chờ đợi trung bình của NB so với Quyết định 1313/QĐ-BYT đạt yêu cầu tại các khoản thời gian T1, T2, TK
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam (2016), phiên bản 2.0, Ban hành kèm theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Bộ Y tế (2013), Quyết định số 1313/QĐ – BYT về việc “Hướng dẫn Quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh của bệnh viện”.
3. Bộ Y tế (2007), Chỉ thị số 06/2007/CT-BYT “về việc nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân”.
4. Bệnh viện đa khoa quận Ô Môn, Tài liệu báo cáo thống kê hàng năm số lượng bệnh nhân đến khám (2015 - 2019), Tài liệu báo cáo thống kê phòng kế hoạch tổng hợp.
5. Bệnh viện đa khoa quận Ô Môn, Quy trình khám chữa bệnh, Tài liệu chuyên môn phòng kế hoạch tổng hợp.
6. Lan Anh (27/1/2018). Quá tải tại tất cả các bệnh viện. Tuổi trẻ online(9), http// Tuoitre.vn/qua tai cac benh vien -20200423123457976.htm
7. Hoàng Quốc Hòa (2012), Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và cải thiện sự hài lòng của NB tại khoa khám bệnh – bệnh viện nhân dân Gia Định, Hội nghị thường niên câu lạc bộ giám đốc các bệnh viện phía Nam.
8. Trần Thị Quỳnh Hương (2015), Khảo sát thòi gian chờ đợi trung bình của NB tại bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai. Luận văn thạc sỹ, tạo chí Y Dược Học TPHCM số 458. Tr 65-72.
9. Đào Thị Ngọc Hiếu (2013), Thời gian chờ khám bệnh của bệnh nhân đến khám tại khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, nghiên cứu cấp cơ sở Bệnh viện Bạch Mai- Hà Nội. Tr 14-28
10. Huỳnh Thị Thanh Trang, Nguyễn Thanh Chiến (2012). Khảo sát quy trình khám chữa bệnh tại khoa khám bệnh bệnh viện cấp cứu Trưng Vương. Hội nghị thường niên câu lạc bộ giám đốc các bệnh viện phía Nam (2). Tr 25-32
11. Trương Quang Trung, Lưu Ngọc Hoạt, Bùi Văn Lệnh (2009). Thời gian chờ đợi của NB và gia đình của họ trong quy trình khám chữa bệnh tại Khoa Khám- cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tháng 4/2009. Tạp chí Y học số đặc biệt
12. Viện từ điển học và Bách khoa toàn thư Việt Nam (2004), tra từ: Khám bệnh. Tr 459.
13. Vũ Minh Thúy (2010), Thời gian chờ khám của bệnh nhân tại khoa Khám bệnh Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương từ tháng 11/2009 đến tháng 02/2010, Luận văn tốt nghiệp cử nhân Y khoa. Đại học Y Hà Nội
Tiếng Anh
14. Havard University (2015), Inpact of adjustment measures on reducing outpatient waiting time in a community hospital: appliacaton of a computer simulation.
15. Kevin G.Tuttle (2000), Improving ED Wait Times at North Shore University Hospital, Sixsigma.
16. Mahamad Hannaffi Abdullah (2014), Literature research: Study on outpatinets's waiting in hospital university Kebangsaan Malaysia (HUKM), through the six sigma approach.
17. Bejamin, PaPuaNewGiunea (2016), Improving ED Wait Times at PaPuaNewGiunea University Hospital, through the six sigma approach
SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẬN Ô MÔN
Địa chỉ: Số 83, CMT8, P. Châu Văn Liêm, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ
Điện thoại: 02923.861.946 - Fax: 02923.860.305
Email: bvdk_omon@cantho.gov.vn
Design by Tính Sử