Trang chủ
Nghiên cứu khoa học - Sinh hoạt khoa học, công nghệ

KHẢO SÁT CÁC TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẬN Ô MÔN NĂM 2022
(Quảng Thị An Dung, Trần Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Trúc Thắm)

TÓM TẮT

Tương tác thuốc (TTT) là một vấn đề thường gặp trong điều trị, TTT bất lợi ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân nhưng có thể phòng tránh được bằng cách phát hiện và quản lý TTT.  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 1480 đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Quận Ô Môn từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2022. Đánh giá TTT bằng cơ sở dữ liệu (CSDL) Micromedex Drug Interactions (MM). Kết quả thu được có 131 đơn thuốc (8,85%) có xảy ra tương tác với 196 lượt tương tác và xác định danh mục TTT với 29 lượt (14,80%) TTT mức độ nặng, 146 lượt (74,49%) TTT mức độ trung bình, 21 lượt TTT mức độ nhẹ và không  ghi nhận TTT mức độ chống chí định. Từ đó, chúng tôi xây dựng hướng dẫn quản lý cho 39 cặp TTT về cơ chế, hậu quả và hướng xử trí TTT.

TỪ KHÓA: tương tác thuốc, Micromedex, đơn thuốc, ngoại trú

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong điều trị, việc phối hợp thuốc là điều không thể tránh khỏi, đó là nguyên nhân làm cho tương tác thuốc dễ xảy ra. Tương tác thuốc có thể ảnh hưởng đến chất lượng điều trị và sức khỏe của người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến tử vong [1], [4], [8]. Tuy nhiên, hầu hết hậu quả của tương tác thuốc bất lợi có thể phòng tránh được bằng cách phát hiện và quản lý các tương tác thuốc. Bệnh viện Đa khoa Quận Ô Môn là Bệnh viện Đa khoa hạng II, bệnh nhân đến khám và điều trị ngày càng tăng, lượng thuốc sử dụng ngày càngnhiều thì việc xuất hiện các tương tác thuốc là điều không thể tránh khỏi. Tại Bệnh viện, hiện chưa có đề tài nào về tương tác thuốc. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc  điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Quận Ô Môn năm 2022” gồm hai mục tiêu cụ thể:

1. Xác định tỷ lệ và đặc điểm các tương tác thuốc xảy ra trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Quận Ô Môn.

2. Xác định danh mục và xây dựng hướng dẫn quản lý các tương tác thuốc xảy ra trong  đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Quận Ô Môn.  

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu: Thuốc được kê trong đơn thuốc điều trị ngoại trú lưu trữ tại  phần mềm quản lý Bệnh viện Đa khoa Quận Ô Môn.

Tiêu chuẩn chọn mẫu: Đơn thuốc có từ 2 hoạt chất trở lên và thuốc có tác dụng toàn thân. 

* Lưu ý: Nếu bệnh nhân có từ 2 đơn thuốc được cấp phát trong cùng một ngày thì gộp lại thành một đơn thuốc. Đối với các thuốc dạng phối hợp, tách riêng từng thành phần hoạt chất,  xem như là các thuốc khác nhau.

-  Tiêu chuẩn loại trừ: Đơn thuốc chỉ có 1 hoạt chất, thuốc phối hợp nhiều vitamin và  khoáng chất, thuốc có nguồn gốc dược liệu, men vi sinh.

-  Địa điểm và thời gian nghiên cứu: tại Bệnh viện Đa khoa Quận Ô Môn từ tháng 05/2022 đến tháng 10/2022.

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.

-  Cỡ mẫu nghiên cứu:  Tính theo công thức     

Với 𝑛: cỡ mẫu cần cho nghiên cứu.

= 1,96 (hệ số tin cậy với mức ý nghĩa  = 0,05),  𝑑 = 0,025 (sai số chấp nhận).

𝑝 = 0,40 (tỷ lệ tương tác thuốc theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Khoa và cộng sự [5]). Chúng tôi chọn được 1480 đơn thuốc thỏa mãn tiêu chuẩn đưa vào mẫu nghiên cứu.

-  Phương pháp chọn mẫu: ngẫu nhiên phân tầng.

-  Bước 1: Lấy mẫu theo tháng: 1480 đơn/3 tháng. Như vậy, tháng đầu tiên và tháng thứ hai lấy 493 đơn thuốc, tháng thứ ba lấy 494 đơn thuốc.

-  Bước 2: Lấy mẫu hệ thống:  + N: tổng số đơn thuốc trong một tháng;  

+ n: số đơn thuốc lấy được;

+ Cách tính khoảng cách mẫu: k = N/n

+ Một số (i) giữa 1 và k được chọn ngẫu nhiên thì các đơn thuốc được lấy có số thứ tự  lần lượt là i, i + k, i + 2k, i + 3k,... cho đến khi lấy đủ số đơn thuốc ngoại trú.  

- Nội dung nghiên cứu 

+ Xác định tỷ lệ và đặc điểm các tương tác thuốc xảy ra trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Quận Ô Môn

+ Xác định danh mục và xây dựng hướng dẫn quản lý các tương tác thuốc xảy ra trong  đơn thuốc ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Quận Ô Môn

-   Phương pháp thu thập và đánh giá số liệu: Thu thập thông tin từ đơn thuốc điều trị  ngoại trú và đánh gia dựa vào cơ sở dữ liệu Micromedex Drug Interactions.

-   Phương pháp hạn chế sai số: Thu thập thông tin, nhập liệu cẩn thận, tính toán chính xác. - Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 và Microsoft Excel 2016. Phân tích số liệu dựa vào các CSDL và các nguồn tài liệu nghiên cứu, y văn trong và ngoài nước.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Xác định tỷ lệ và đặc điểm các tương tác thuốc xảy ra trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Quận Ô Môn

- Tỷ lệ tương tác thuốc xảy ra trong đơn thuốc điều trị ngoại trú

Bảng 3.4. Tỷ lệ tương tác thuốc xảy ra trong đơn thuốc

Tương tác thuốc

Số đơn thuốc

Tỷ lệ (%)

131

8,85

Không

1349

91,15

Tổng

1480

100

Nhận xét: Số đơn thuốc có tương tác thuốc xảy ra chiếm tỷ lệ 8,85%.

- Đặc điểm các tương tác thuốc xảy ra trong đơn thuốc điều trị ngoại trú + Số tương tác thuốc có trong đơn thuốc:

Bảng 3.5. Tỷ lệ số tương tác thuốc có trong đơn thuốc

Số tương tác thuốc

Số đơn thuốc

Tỷ lệ (%)

Đơn thuốc có 1 tương tác thuốc

81

61,83

Đơn thuốc có 2 tương tác thuốc

41

31,30

Đơn thuốc có 3 tương tác thuốc

5

3,82

Đơn thuốc có 4 tương tác thuốc

2

1,53

Đơn thuốc có 5 tương tác thuốc

2

1,53

Tổng số đơn thuốc xảy ra tương tác

131

100

Tổng số lượt tương tác thuốc

1

96

Nhận xét: Số đơn thuốc có 1 tương tác chiếm tỷ lệ cao nhất là 61,83%.

+ Mức độ tương tác thuốc:

Bảng 3.6. Tỷ lệ tương tác thuốc theo mức độ

Mức độ tương tác thuốc

Số lượt TTT

Tỷ lệ (%)

Nặng

29

14,80

Trung bình

146

74,49

Nhẹ

21

10,71

Tổng

196

100

Nhận xét: Tương tác mức độ trung bình xảy ra chiếm tỷ lệ cao nhất là 74,49%.

+ Cơ chế và hậu quả tương tác thuốc:

Cơ chế và hậu quả của từng cặp tương tác thuốc được trình bày ở bảng 3.11.

Phân loại các tương tác thuốc theo cơ chế được trình bày ở bảng 3.7 như sau:

Bảng 3.7. Phân loại các tương tác thuốc theo cơ chế

Cơ chế tương tác

Số lượt TTT

Tỷ lệ (%)

Số cặp TTT

Tỷ lệ (%)

Dược động học

78

39,80

21

47,72

Ảnh hưởng lên quá trình hấp thu

62

79,49

14

66,67

Ảnh hưởng lên quá trình phân bố

0

0

0

0

Ảnh hưởng lên quá trình chuyển hóa

10

12,82

6

28,57

Ảnh hưởng lên quá trình thải trừ

6

7,6

1

4,76

Dược lực học

118

60,20

23

52,28

Tương tác hiệp đồng

49

41,53

17

73,91

Tương tác đối kháng

69

58,47

6

26,09

Nhận xét: Tần suất tương tác dược động học thấp hơn tương tác dược lực học.

3.2. Xác định danh mục và xây dựng hướng dẫn quản lý các tương tác thuốc xảy ra trong đơn thuốc ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Quận Ô Môn

Bảng 3.8. Danh mục các cặp tương tác thuốc ở mức độ nặng

STT

Cặ

p tương tác

Số lượt TTT

Tần suất (%)

1

Hydroclorothiazid

NSAIDs

7

3,57

2

Corticoids

NSAIDs

6

3,06

3

Bismuth subsalicylate

NSAIDs  

3

1,53

4

Aspirin (liều thấp)

Piracetam

2

1,02

5

Clopidogrel

Omeprazole

2

1,02

6

Mesalazine

NSAIDs  

2

1,02

7

Acarbose

Gliclazide

1

0,51

8

Aspirin (liều thấp)

NSAIDs

1

0,51

9

Clopidogrel

Piracetam

1

0,51

10

Gabapentin

Methocarbamol

1

0,51

11

Prednisolon

Ofloxacin

1

0,51

Bảng 3.9. Danh mục các cặp tương tác thuốc ở mức độ trung bình

STT

Cặp tương tác

Số lượt TTT

Tần suất (%)

1

NSAIDs

Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II

33

16,84

2

Fexofenadin

Thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi

20

10,20

3

NSAIDs

Thuốc ức chế men chuyển

18

9,18

4

Metformin

Thuốc ức chế men chuyển

12

6,12

5

Aspirin (liều thấp)

Thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi

6

3,06

6

Gabapentin

Thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi

6

3,06

7

Rosuvastatin

Thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi

6

3,06

8

Insulin

Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II 

5

2,55

9

Captopril

Thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi

4

2,04

10

Ciprofloxacin

Thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi

4

2,04

11

Insulin

Metformin

4

2,04

12

NSAIDs

Thuốc chẹn beta

4

2,04

13

Atorvastatin

Clopidogrel

3

1,53

14

Clarithromycin

Methylprednisolon

3

1,53

15

Bezafibrate

Insulin

2

1,02

16

Levothyroxin

Omeprazol

2

1,02

17

Levothyroxin

Thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi

2

1,02

18

Magnesi hydroxyd/ Magnesi carbonat

Nifedipin

2

1,02

19

Ofloxacin

Thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi

2

1,02

20

Sulpiride

Thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi

2

1,02

21

Acarbose

Hydroclorothiazid

1

0,51

22

Amiodaron

Atorvastatin

1

0,51

23

Amiodaron

Losartan

1

0,51

24

Ciprofloxacin

Dutasterid

1

0,51

25

Insulin

Thuốc chẹn beta

1

0,51

26

Insulin

Thuốc ức chế men chuyển

1

0,51

27

Levofloxacin

NSAIDs

1

0,51

28

Levothyroxin

Sucralfat

1

0,51

Bảng 3.10. Danh mục các cặp tương tác thuốc ở mức độ nhẹ

STT

Cặp tương tác

Số lượt TTT

Tần suất (%)

1

Sucralfat

Thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi

8

4,08

2

Thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi

Vitamin C

5

2,55

3

Thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi

Vitamin D3

4

2,04

4

Bisacodyl

Thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi

2

1,02

5

Glibenclamid

Thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi

2

1,02

Nhận xét: Có 11 cặp tương tác ở mức độ nặng, 28 cặp tương tác ở mức độ trung bình và  5 cặp tương tác ở mức độ nhẹ, trong đó cặp tương tác sucralfat - thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi có tần suất xảy ra cao nhất là 4,08%.

- Xây dựng hướng dẫn quản lý các tương tác thuốc xảy ra trong đơn thuốc điều trị ngoại trú: Các cặp tương tác ở mức độ nặng và trung bình (được MM phân loại là có thể gây  hậu quả đến sức khỏe của bệnh nhân và cần can thiệp trong điều trị)

Bảng 3.11. Hướng dẫn quản lý các tương tác thuốc

STT

Cặp tương tác

Cơ chế

Hậu quả

Hướng xử trí

Mức độ nặng

1

Acarbose

Gliclazide

Hiệp đồng

tăng tác dụng

Tăng nguy cơ gây hạ đường

huyết

Trong trường hợp cần phối hợp, theo dõi thường xuyên chỉ số đường huyết của bệnh nhân. Cân nhắc hiệu chỉnh liều thuốc khi cần.

Dặn dò bệnh nhân về các dấu hiệu và triệu chứng của hạ đường huyết như đổ nhiều mồ

hôi, run rẩy, đánh trống ngực, chóng mặt, mờ mắt…

Khi điều trị hạ glucose máu, phải dùng glucose (dextrose) mà không dùng sucrose (đường trắng) vì hấp thu glucose không bị ức chế bởi acarbose.

2

Aspirin

(liều thấp)

Piracetam

Hiệp đồng tăng độc tính

Tăng nguy cơ chảy máu

Tránh dùng đồng thời 2 thuốc. Trong trường hợp cần phối hợp, theo dõi thường xuyên các dấu hiệu chảy máu của bệnh nhân. 

3

Aspirin

(liều thấp)

NSAIDs 

Hiệp đồng

tăng tác dụng

Tăng nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa

Tránh dùng đồng thời 2 thuốc. Trong trường hợp cần phối hợp, nên dùng thêm các thuốc bảo vệ dạ dày.

4

Bismuth subsalicyl ate

NSAIDs

 

Hiệp đồng tăng độc tính

Tăng nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa

Cân nhắc thay thế bằng bismuth oxyd.

5

Clopidogr

el

Omeprazole

Ảnh hưởng lên quá trình chuyển hóa

(omeprazo

le ức chế

CYP2P19)

Giảm nồng độ chất chuyển hóa có hoạt tính của clopidogrel, dẫn đến giảm tác dụng chống kết tập tiểu cầu

Cân nhắc thay thế omeprazole bằng các thuốc PPI khác ít chuyển hóa qua CYP2C19 như pantoprazol, dexlansoprazol… hoặc thuốc kháng histamin H2. 

6

Clopidogr

el

Piracetam

Hiệp đồng tăng độc tính

Tăng nguy cơ chảy máu

Tránh dùng đồng thời 2 thuốc. Trong trường hợp cần phối hợp, theo dõi thường xuyên các dấu hiệu chảy máu của bệnh nhân.

7

Corticoids 

 

NSAIDs 

 

Hiệp đồng tăng độc tính

Tăng nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa

Tránh dùng đồng thời 2 thuốc. Trong trường hợp cần phối hợp, nên phối hợp thêm các thuốc bảo vệ dạ dày.

8

Gabapenti n

Methocarba mol

Hiệp đồng tăng độc tính

Tăng nguy cơ gây ức chế hô

Tránh dùng đồng thời 2 thuốc. Trong trường hợp cần phối hợp, theo dõi thường xuyên các triệu

 

 

 

 

 

hấp và thần kinh

chứng ức chế hô hấp và thần kinh. 

9

Hydroclor othiazid

NSAIDs

Đối kháng tác dụng

của nhau

 

NSAIDs có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của hydroclorothia zid, làm tăng nguy cơ giảm chức năng thận, dẫn đến suy thận.

Tránh dùng đồng thời 2 thuốc. Trong trường hợp cần phối hợp, theo dõi thường xuyên huyết áp và chức năng thận của bệnh nhân, đặc biệt trên những người cao tuổi, người bị suy giảm chức năng thận.

10

Mesalazin

e

NSAIDs

Hiệp đồng tăng độc tính

Tăng nguy cơ gây độc cho thận, dẫn đến suy thận.

Tránh dùng đồng thời 2 thuốc. Trong trường hợp cần phối hợp, theo dõi thường xuyên chức năng thận của bệnh nhân.

11

Prednisolo n

Ofloxacin

Hiệp đồng tăng độc tính

Tăng nguy cơ viêm gân, đứt gân

Tránh dùng đồng thời 2 thuốc. Trong trường hợp cần phối hợp, theo dõi thường xuyên các dấu hiệu đau sưng, viêm gân của bệnh nhân, đặc biệt ở những người lớn hơn 60 tuổi, ghép thận, phổi và tim.

Mức độ trung bình

1

Acarbose

Hydroclorot hiazid

Đối kháng tác dụng của nhau 

Làm giảm tác dụng của hạ đường huyết của acarbose

Trong trường hợp cần phối hợp, theo dõi thường xuyên chỉ số đường huyết của bệnh nhân.

2

Amiodaro

n

Atorvastatin

Ảnh hưởng lên quá trình chuyển hóa

(amiodaro

n ức chế

CYP3A4)

Tăng nồng độ

atorvastatin, dẫn đến tăng tác dụng không mong muốn như tiêu cơ vân.

Trong trường hợp cần phối hợp, theo dõi nồng độ CK và các triệu chứng tiêu cơ vân như yếu cơ,

đau cơ,  nước tiểu có màu đỏ

nâu…

Cân nhắc thay thế bằng các

thuốc statin khác không bị chuyển hóa bởi enzym CYP3A4 như rosuvastatin, pravastatin…

3

Amiodaro

n

Losartan

Ảnh hưởng lên quá trình chuyển hóa

(amiodaro

n ức chế CYP2C9)

Giảm nồng độ chất chuyển hóa có hoạt tính của losartan, dẫn đến giảm tác dụng hạ huyết

áp

Trong trường hợp cần phối hợp, theo dõi thường xuyên huyết áp của bệnh nhân. 

Cân nhắc hiệu chỉnh liều thuốc khi cần.

 

4

Aspirin

(liều thấp)

Thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi

Ảnh hưởng lên quá trình

thải trừ

(Thuốc

Tăng thải trừ dẫn đến giảm tác dụng của aspirin

Trong trường hợp cần phối hợp, đánh giá hiệu quả của aspirin.  Cân nhắc hiệu chỉnh liều thuốc khi cần.

 

 

 

 

 

chứa nhôm

hoặc/ và magnesi làm tăng pH nước

tiểu)

 

 

 

5

Atorvastat in

Clopidogrel

Ảnh hưởng lên quá trình chuyển hóa (cạnh

tranh

CYP3A4)

Giảm nồng độ chất chuyển hóa có hoạt tính của clopidogrel, dẫn đến giảm hiệu quả chống kết tập tiểu cầu

Cân nhắc thay thế bằng các

thuốc statin khác không bị chuyển hóa bởi enzym CYP3A4 như rosuvastatin, pravastatin…

6

Bezafibrat e

Insulin

Hiệp đồng tăng độc tính

Tăng nguy cơ gây hạ đường

huyết

Trong trường hợp cần phối hợp, theo dõi thường xuyên chỉ số đường huyết của bệnh nhân. Cân nhắc hiệu chỉnh liều thuốc khi cần.

Dặn dò bệnh nhân về các dấu hiệu và triệu chứng của hạ đường huyết như đổ nhiều mồ

hôi, run rẩy, đánh trống ngực, chóng mặt, mờ mắt…

7

Captopril

Thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi

Ảnh hưởng lên quá trình hấp thu 

Giảm hấp thu dẫn đến giảm tác dụng của captopril

Sử dụng captopril ít nhất 2 giờ trước thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi 

8

Ciprofloxa cin

Dutasterid

Ảnh hưởng lên quá trình chuyển hóa (ciproflox acin ức

chế men CYP3A4)

Giảm chuyển hóa dutasterid làm tăng nồng độ dutasterid trong máu

Trong trường hợp cần phối hợp, đánh giá hiệu quả dutasterid.

Cân nhắc hiệu chỉnh liều thuốc khi cần.

 

 

9

Ciprofloxa cin

Thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi

Ảnh hưởng lên quá trình hấp thu 

Giảm hấp thu do tạo phức, dẫn đến giảm tác dụng của ciprofloxacin

Sử dụng ciprofloxacin ít nhất 2 giờ trước  hoặc 6 giờ sau thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi. 

10

Clarithrom ycin

Methylpred nisolon

Ảnh hưởng lên quá trình chuyển hóa

(clarithro

Tăng nồng độ trong máu, dẫn đến tăng tác dụng phụ của methylprednis olon

Cân nhắc hiệu chỉnh liều thuốc khi cần, theo dõi tác dụng phụ của methylprednisolon như giữ

nước, phù chân, yếu cơ, đau dạ

dày…

 

 

 

 

mycin ức

chế men CYP3A4)

 

Cân nhắc hiệu chỉnh liều thuốc khi cần.

 

11

Fexofenad

in

Thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi

Ảnh hưởng lên quá trình hấp thu 

Giảm hấp thu dẫn đến giảm tác dụng của fexofenadin.

Sử dụng fexofenadin ít nhất 2 giờ trước hoặc sau thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi

12

Gabapenti n

Thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi

Ảnh hưởng lên quá trình hấp thu 

Giảm hấp thu dẫn đến giảm tác dụng của gabapentin.

Sử dụng gabapentin ít nhất 2 giờ trước hoặc sau thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi

13

Insulin

Metformin

Hiệp đồng tăng độc tính

Tăng nguy cơ gây hạ đường

huyết

Trong trường hợp cần phối hợp, theo dõi thường xuyên chỉ số đường huyết của bệnh nhân. Cân nhắc hiệu chỉnh liều thuốc khi cần.

Dặn dò bệnh nhân về các dấu hiệu và triệu chứng của hạ đường huyết như đổ nhiều mồ

hôi, run rẩy, đánh trống ngực, chóng mặt, mờ mắt…

14

Insulin

Thuốc chẹn beta

Hiệp đồng tăng độc tính

Tăng nguy cơ gây hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết

Che lấp triệu chứng hạ đường huyết.

Trong trường hợp cần phối hợp, theo dõi thường xuyên chỉ số đường huyết của bệnh nhân. Cân nhắc hiệu chỉnh liều thuốc khi cần.

Dặn dò bệnh nhân về các dấu hiệu và triệu chứng của hạ đường huyết như đổ nhiều mồ

hôi, run rẩy, đánh trống ngực, chóng mặt, mờ mắt…

15

Insulin

Thuốc ức chế men chuyển

Hiệp đồng tăng độc tính

Tăng nguy cơ gây hạ đường

huyết

Trong trường hợp cần phối hợp, theo dõi thường xuyên chỉ số đường huyết của bệnh nhân. Cân nhắc hiệu chỉnh liều thuốc khi cần.

Dặn dò bệnh nhân về các dấu hiệu và triệu chứng của hạ đường huyết như đổ nhiều mồ

hôi, run rẩy, đánh trống ngực, chóng mặt, mờ mắt…

16

Insulin

Thuốc ức chế thụ thể angiotensin

II

Hiệp đồng tăng độc tính

Tăng nguy cơ gây hạ đường

huyết

Trong trường hợp cần phối hợp, theo dõi thường xuyên chỉ số đường huyết của bệnh nhân. Cân nhắc hiệu chỉnh liều thuốc khi cần.

 

 

 

 

 

 

Dặn dò bệnh nhân về các dấu hiệu và triệu chứng của hạ đường huyết như đổ nhiều mồ

hôi, run rẩy, đánh trống ngực, chóng mặt, mờ mắt…

17

Levofloxa cin

NSAIDs

Hiệp đồng tăng độc tính

Tăng nguy cơ kích thích thần kinh và dẫn đến co giật.

Trong trường hợp cần phối hợp, theo dõi thường xuyên để kịp thời phát hiện các triệu chứng kích thích thần kinh như run rẩy, ảo giác, co giật…  đặc biệt trên những người có tiền sử co giật. Cân nhắc hiệu chỉnh liều thuốc khi cần.

18

Levothyro xin

Omeprazol

Ảnh hưởng lên quá trình hấp thu 

Giảm hấp thu do giảm pH dạ dày, dẫn đến giảm tác dụng của levothyroxin

Sử dụng levothyroxin ít nhất 4 giờ trước hoặc sau omeprazol.

19

Levothyro xin

Sucralfat

Ảnh hưởng lên quá trình hấp thu 

Giảm hấp thu dẫn đến giảm tác dụng của levothyroxin

Sử dụng levothyroxin ít nhất 4 giờ trước hoặc sau sucralfat.

 

20

Levothyro xin

Thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi

Ảnh hưởng lên quá trình hấp thu 

Giảm hấp thu do tạo phức, dẫn đến giảm tác dụng của levothyroxin

Sử dụng levothyroxin ít nhất 4 giờ trước hoặc sau thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi

21

Magnesi hydroxyd/ Magnesi carbonat

Nifedipin

Hiệp đồng tăng độc tính

Tăng nguy cơ hạ huyết áp quá mức và yếu cơ 

Trong trường hợp cần phối hợp, theo dõi thường xuyên huyết áp của bệnh nhân.

Cân nhắc hiệu chỉnh liều thuốc khi cần.

22

Metformin

Thuốc ức chế men chuyển

Đối kháng tác dụng của nhau

Tăng nguy cơ gây hạ đường

huyết

Trong trường hợp cần phối hợp, theo dõi thường xuyên chỉ số đường huyết của bệnh nhân. Cân nhắc hiệu chỉnh liều thuốc khi cần.

Dặn dò bệnh nhân về các dấu hiệu và triệu chứng của hạ đường huyết như đổ nhiều mồ

hôi, run rẩy, đánh trống ngực, chóng mặt, mờ mắt…

23

NSAIDs 

Thuốc chẹn

beta 

Đối kháng tác dụng của nhau

Giảm hiệu quả hạ huyết áp của thuốc chẹn beta.

Trong trường hợp cần phối hợp, theo dõi thường xuyên huyết áp của bệnh nhân.

Cân nhắc hiệu chỉnh liều thuốc khi cần.

24

NSAIDs

Thuốc ức chế men chuyển

Đối kháng tác dụng

của nhau

 

NSAIDs có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của thuốc ức chế men chuyển, làm tăng nguy cơ giảm chức năng thận, dẫn đến suy thận.

Trong trường hợp cần phối hợp, theo dõi thưởng xuyên huyết áp và chức năng thận của bệnh nhân, đặc biệt trên những người cao tuổi, người bị suy giảm chức năng thận.

Cân nhắc hiệu chỉnh liều thuốc khi cần.

 

25

NSAIDs

Thuốc ức chế thụ thể angiotensin

II

Đối kháng tác dụng

của nhau

 

NSAIDs có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, làm tăng nguy cơ giảm chức năng thận, dẫn đến suy thận.

Trong trường hợp cần phối hợp, theo dõi thường xuyên huyết áp và chức năng thận của bệnh nhân, đặc biệt trên những người cao tuổi, người bị suy giảm chức năng thận.

Cân nhắc hiệu chỉnh liều thuốc khi cần.

 

26

Ofloxacin

Thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi

Ảnh hưởng lên quá trình hấp thu 

Giảm hấp thu do tạo phức, dẫn đến giảm tác dụng của ofloxacin

Sử dụng ofloxacin ít nhất 2 giờ trước hoặc sau thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi.

27

Rosuvastat

in 

 

Thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi

Ảnh hưởng lên quá trình hấp thu 

Giảm hấp thu dẫn đến giảm tác dụng của rosuvastatin.

Sử dụng rosuvastatin ít nhất 2 giờ trước hoặc sau thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi

28

Sulpirid

Thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi

Ảnh hưởng lên quá trình hấp thu 

Giảm hấp thu dẫn đến giảm tác dụng của sulpirid.

Sử dụng sulpirid ít nhất 2 giờ trước hoặc sau thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi

IV. BÀN LUẬN

4.1. Xác định tỷ lệ và đặc điểm các tương tác thuốc xảy ra trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Quận Ô Môn

Tỷ lệ tương tác thuốc xảy ra trong đơn thuốc điều trị ngoại trú là 8,85% tương ứng 131/1480 đơn thuốc. Tỷ lệ này khá tương đồng với nghiên cứu của Đàm Văn Nồng tại Trung tâm y tế huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh năm 2019 có tỷ lệ tương tác là 10% [6]. Nhưng tỷ lệ này lại thấp hơn so với bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Khoa tại Bệnh viện Tim mạch Thành phố Cần Thơ năm 2019 là 42,17% [5]. Điều này có thể giải thích vì Bệnh viện Tim mạch Thành phố Cần Thơ là  bệnh viện chuyên khoa tim mạch trên toàn thành phố, đối tượng điều trị có nhiều bệnh lý tim mạch phức tạp, phải dùng nhiều loại thuốc nên khả năng xảy ra tương tác cao hơn [7], [11]. 

Xét về số cặp tương tác có trong đơn thuốc, số đơn có 1 tương tác thuốc xảy ra chiếm tỷ lệ cao nhất là 61,83% và chỉ có 3,06% số đơn có từ 4 – 5 tương tác thuốc xảy ra. Xét về mức độ tương tác, tương tác mức độ trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất là 74,49% và không ghi nhận  tương tác mức độ chống chỉ định. Sau khi ghi nhận 44 cặp tương tác thuốc, chúng tôi tiến hành phân loại cơ chế xảy ra tương tác thuốc. Nếu xét về số cặp tương tác thuốc thì 23 cặp tương tác thuốc theo cơ chế dược lực học (52,28%) xấp xỉ 21 cặp tương tác thuốc theo cơ chế dược lực học (47,72%). Nhưng nếu xét về tần suất xuất hiện thì tương tác theo cơ chế dược lực học chiếm  ưu thế hơn với 118 lượt (60,20%) so với tương tác theo cơ chế dược động học với 78 lượt (39,80%). Hậu quả của tương tác thuốc theo cơ chế ảnh hưởng lên quá trình hấp thu của chủ yếu là làm giảm hấp thu, giảm sinh khả dụng và dẫn đến giảm tác dụng của thuốc, còn ảnh hưởng lên quá trình chuyển hóa sẽ làm tăng hoặc giảm nồng độ thuốc. Hậu quả của tương tác thuốc theo cơ chế  tác dụng hiệp lực thường làm tăng độc tính, còn tương tác thuốc theo cơ chế đối kháng tác dụng thường làm giảm hiệu quả của các thuốc dùng chung [2], [10], [12], [13]. Việc phân loại tương tác thuốc theo cơ chế dược động học hay dược lực học đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hậu quả, từ đó đưa ra hướng xử trí tương tác thuốc trong những trường hợp bắt buộc phải sử dụng đồng thời cặp tương tác đó. 

4.2. Xác định danh mục và xây dựng hướng dẫn quản lý các tương tác thuốc xảy ra trong đơn thuốc ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Quận Ô Môn

Trong danh mục 44 cặp tương tác thuốc, liên quan đến 38 loại thuốc, có 11 cặp tương tác ở mức độ nặng, 28 cặp tương tác ở mức độ trung bình và 5 cặp tương tác ở mức độ nhẹ. Ba cặp tương tác xuất hiện với tần suất nhiều nhất đều được phân loại ở mức độ trung bình là  NSAIDs - thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (16,84%), fexofenadin - thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi (10,20%) và NSAIDs - thuốc ức chế men chuyển (9,18%). Có những  cặp tương tác chỉ xuất hiện một lần nhưng cũng cần lưu ý vì được phân loại ở mức độ nặng như clopidogrel - piracetam, gabapentin - methocarbamol, prednisolon - ofloxacin…

Các thuốc thuộc nhóm thuốc tim mạch như chịu trách nhiệm cho nhiều tương tác xảy ra nhất, cụ thể có 113/196 (57,65%) lượt tương tác có liên quan đến các thuốc tim mạch. Nhiều nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra các thuốc tim mạch có nguy cơ cao xảy ra tương tác với các thuốc khác [7], [9], [11]. Các thuốc NSAIDs cũng được sử dụng nhiều trong mẫu nghiên cứu, một tác dụng phụ rất thường gặp của NSAIDs là gây viêm loét, chảy máu đường tiêu hóa. Khi sử dụng chung NSAIDs với các thuốc cũng có cùng tác dụng phụ này như các thuốc Corticoids, aspirin,… sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa gây nguy hiểm cho bệnh nhân [12], [13].

Acarbose được chỉ định đơn trị liệu hoặc phối hợp với các thuốc nhóm sulfonylurea, insulin cũng thường được dùng để phối hợp với các thuốc điều trị đái tháo đường khác. Các phối hợp này có tác dụng hiệp đồng nên làm tăng nguy cơ hạ đường huyết. Các thuốc tăng điều trị tăng  huyết áp như nhóm thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, thuốc chẹn beta cũng làm tăng nguy cơ hạ đường huyết khi dùng đồng thời với các thuốc điều trị đái tháo đường như metformin, insulin. Đặc biệt các thuốc chẹn beta làm tăng tác dụng insulin, dẫn đến tăng  nguy cơ hạ đường huyết, nhưng nguy hiểm nhất là có thể che lấp các triệu chứng hạ đường huyết và thậm chí là hôn mê mà không có dấu hiệu báo trước. Do vậy, khi sử dụng các phối hợp này trong điều trị, cần theo dõi thường xuyên chỉ số đường huyết của bệnh nhân, cân nhắc hiệu chỉnh liều thuốc và hướng dẫn bệnh nhân về các dấu hiệu và triệu chứng của hạ đường huyết như  đổ nhiều mồ hôi, run rẩy, đánh trống ngực, chóng mặt, mờ mắt… [2], [3], [12], [13]. 

Các thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi ảnh hưởng đến quá trình hấp thu một số thuốc khác như ciprofloxacin, fexofenadin, aspirin, rosuvastatin, captopril,... Để tránh tương tác cần dặn dò bệnh nhân uống thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc/ và magnesi và các thuốc khác cách nhau một khoảng thời gian, đa số trường hợp là ít nhất 2 giờ như captopril, fexofenadin, gabapentin…, có trường hợp đặc biệt như levothyroxin là ít nhất 4 giờ hoặc như ciprofloxacin nếu uống sau thuốc kháng acid ít nhất 6 giờ. [12], [13].  

Tương tác thuốc có thể gây ra các hậu quả cho sức khỏe của bệnh nhân nhưng đây là một vấn đề có thể phòng tránh được bằng cách phát hiện và quản lý tương tác. Mỗi bệnh viện có một cơ cấu đối tượng bệnh nhân và cách sử dụng thuốc khác nhau. Do vậy, chúng tôi xây dựng hướng dẫn quản lý các tương tác thuốc với mong muốn rằng danh mục này có thể trở thành công cụ hữu ích nhằm nâng cao an toàn, hiệu quả điều trị, phòng ngừa và hạn chế các biến cố  bất lợi có thể xảy ra cho bệnh nhân. 

V. KẾT LUẬN

Về tỷ lệ và đặc điểm các tương tác thuốc xảy ra trong đơn thuốc điều trị ngoại trú 

Về tỷ lệ tương tác thuốc: Trong tổng số 1480 đơn thuốc trong mẫu nghiên cứu, số đơn thuốc có tương tác thuốc xảy ra chiếm tỷ lệ 8.85% (131 đơn thuốc). Về đặc điểm các tương tác thuốc: 

Số tương tác có trong đơn thuốc: Số đơn thuốc có 1 tương tác xảy ra là 81 đơn thuốc (61,83%), số đơn thuốc có 2 tương tác xảy ra là 41 đơn thuốc (31,30%), số đơn thuốc có 3  tương tác xảy ra là 5 đơn thuốc (3,82%), số đơn thuốc có 4 tương tác xảy ra là 2 đơn thuốc (1,53%) và số đơn thuốc có 5 tương tác xảy ra là 2 đơn thuốc (1,53%).

Mức độ tương tác thuốc: Không ghi nhận tương tác mức độ chống chỉ định, tương tác mức độ nặng xảy ra 29 lượt (14,80%), tương tác mức độ trung bình xảy ra 146 lượt (74,49%), tương tác mức độ nhẹ xảy ra 21 lượt (10,71%).

Cơ chế và hậu quả tương tác thuốc: Số cặp tương tác theo cơ chế dược lực học là 23  cặp (52,28%) gồm 14 cặp tương tác ảnh hưởng lên quá trình hấp thu (66,67%), 6 cặp tương tác ảnh hưởng lên quá trình chuyển hóa (28,57%), 1 cặp tương tác ảnh hưởng lên quá trình thải trừ (4,76%) và không có cặp tương tác nào ảnh hưởng lên quá trình phân bố. Số cặp tương tác theo cơ chế dược động học là 21 cặp (47,72%) gồm 17 cặp tương tác hiệp lực (73,91%) và 6 cặp  tương tác đối kháng (26,09%).

Về xác định danh mục và xây dựng hướng dẫn quản lý các tương tác thuốc xảy ra trong đơn thuốc điều trị ngoại trú 

Sau khi phân tích 196 lượt tương tác, chúng tôi xác định danh mục 44 cặp tương tác thuốc được sắp thứ tự theo mức độ và tần suất tương tác. Từ đó, chúng tôi xây dựng hướng dẫn quản lý cho 39 cặp tương tác ở mức độ nặng và trung bình.  

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1.        Bộ Y Tế (2006), Dược lâm sàng, NXB Y học, Hà Nội.

2.        Bộ Y Tế (2018), Dược thư quốc gia Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.

3.        Bộ Y Tế (2014), Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định, NXB Y học,  Hà Nội.

4.        Hoàng Thị Kim Huyền & Brouwers J.R.B.J (2014), Dược lâm sàng những nguyên lý cơ bản và sử dụng thuốc trong điều trị - Tập 1, NXB Y học, Hà Nội.

5.        Nguyễn Thị Minh Khoa và cộng sự  (2019), “Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại khoa khám bệnh Bệnh viện tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019”, Tạp chí Y học cộng đồng, Tập 62 - Số 1, tr. 75-80.

6.        Đàm Văn Nồng (2019), Xây dựng danh mục tương tác thuốc bất lợi cần chú ý trong thực hành lâm sàng tại Trung tâm y tế huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội. Tiếng Anh

7.        Netsanet D., et al (2019), “Potential drug–drug interactions and associated factors among hospitalized  cardiac patients at Jimma University  Medical Center, Southwest Ethiopia”, SAGE Open Medicine, 7, pp. 1-9.

8.        Rosas-Carrasco O., et al (2011), “Potential DDIs and mortality rate of elderly hospitalized patients”, Rev Invest Clin, 63(6), pp. 564-573.

9.        Simranjeet K., et al (2020), “Clinical drug-drug interactions of cardiovascular drugs and their case report”, Pharmaspire, 12(2), pp. 1-2.

10.    Stockley I.H. (2010), Stockley’s drug interactions, The Pharmaceutical Press, London.

11.    Straubhaar B, et al (2006), "The prevalence of potential drug-drug interactions in patients with heart failure at hospital discharge", Drug Safety, 29(1), pp.79-90. Công cụ điện tử

12.    Truven Health Analytics, Micromedex Drug Interactions.

Wolters Kluwer, Lexicomp Interactions.

Tin cùng loại


SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẬN Ô MÔN

Địa chỉ: Số 83, CMT8, P. Châu Văn Liêm, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ
Điện thoại: 02923.861.946 - Fax: 02923.860.305
Email: bvdk_omon@cantho.gov.vn

Design by Tính Sử