NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT ĐẠT MỤC TIÊU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẬN Ô MÔN NĂM 2022
(Nguyễn Hữu Tín, Đoàn Anh Huy, Lê Thị Thùy Như)
TÓM TẮT
Nghiên cứu thực trạng kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu, đồng thời tìm hiểu các yếu tố liên quan đến việc kiểm soát đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện đa khoa quận Ô Môn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ típ 2, đang được điều trị tại Khoa Nội và Khoa Cấp cứu hồi sức - tích cực chống độc bệnh viện Đa khoa Quận Ô Môn từ tháng 5/2022 đến tháng 10/2022. Kết quả nghiên cứu như sau:
- Hiệu quả điều trị các loại thuốc hạ đường huyết và tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường típ 2 kiểm soát được đường huyết đạt mục tiêu điều trị: Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng metformin chiếm đa số với tỷ lệ 57,1%, kế đến là gliclazid với tỷ lệ 49,7%, cuối cùng là insulin với tỷ lệ dùng Novomix 30 Flexpen là 28%, Glaritus 100 IU/ml có tỷ lệ là 18%. Các phác đồ kết hợp thuốc chiếm tỷ lệ 37,9%. Trong đó cặp thuốc kết hợp giữa metformin + gliclazid chiếm tỷ lệ cao nhất (55,73%), kế đến là phác đồ kết hợp 2 thuốc insulin + gliclazid (29,5%), tiếp theo là phác đồ insulin + metformin (13,11%), chiếm tỷ lệ thấp nhất là phác đồ kết hợp 3 thuốc insulin+metformin+gliclazid chiếm tỷ lệ 1,63%. Tỷ lệ dùng insulin hỗn hợp chiếm đa số với tỷ lệ 28% còn insulin nền chỉ 18%, liều insulin trung bình là 24,08 ± 9,5 UI/ngày. Tỷ lệ đổi phác đồ trong điều trị là 12,4%. Tỷ lệ kiểm soát tốt glucose máu lúc đói khi ra viện là 66,5% và giá trị glucose máu khi đói trung bình khi ra viện là 7,27 ± 2 mmol/L. Có 12 trường hợp chiếm tỷ lệ 7,5% có mẫu thử hạ đường huyết.
- Các yếu tố liên quan đến việc kiểm soát glucose huyết trên bệnh nhân mắc đái tháo đường típ 2 điều trị nội trú tại khoa Nội và khoa Cấp cứu hồi sức: Các yếu tố liên quan đến kiểm soát glucose máu tốt bao gồm: bệnh mắc kèm, giá trị HbA1c trước nhập viện, BMI, thời gian mắc bệnh ĐTĐ, thời gian nằm viện điều trị, sự tuân thủ điều trị (p < 0,05). Chưa thấy mối liên quan giữa giới tính, độ tuổi, việc sử dụng corticoid đến việc kiểm soát glucose máu (p > 0,05). Về phương pháp điều trị, chúng tôi nhận thấy khi sử dụng phác đồ đa trị liệu kết hợp nhiều loại thuốc hạ đường huyết, việc sử dụng insulin đơn trị liệu cho kết quả kiểm soát đường huyết khả quan hơn p < 0,05. Chưa thấy mối liên quan khi sử dụng các loại thuốc uống như metformin hay gliclazid đơn trị liệu với kiểm soát glucose huyết đạt mục tiêu
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là một bệnh rối loạn nội tiết mạn tính thường gặp và là một trong những bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Tăng đường huyết ở bệnh nhân nằm viện đưa đến các kết cục lâm sàng xấu như tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng tình trạng nhiễm trùng cho bệnh nhân. Hằng ngày, bệnh viện Đa khoa Quận Ô Môn là nơi tiếp nhận số lượng lớn bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú, ngoại trú về bệnh đái tháo đường, từ nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân nội trú, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thực trạng kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện đa khoa Quận Ô Môn năm 2022” với hai mục tiêu:
1. Xác định hiệu quả điều trị các loại thuốc hạ đường huyết và tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường típ 2 kiểm soát được đường huyết đạt mục tiêu điều trị tại khoa Nội và khoa Cấp cứu hồi sức - tích cực chống độc Bệnh viện Đa khoa Quận Ô Môn năm 2022.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến việc kiểm soát đường huyết không đạt mục tiêu tại khoa Nội và khoa Cấp cứu hồi sức - tích cực chống độc Bệnh viện Đa khoa Quận Ô Môn năm 2022.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ típ 2, đang được điều trị tại Khoa Nội và Khoa Cấp cứu hồi sức - tích cực chống độc bệnh viện Đa khoa Quận Ô Môn.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu: Bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên, bệnh nhân được chẩn đoán xác định ĐTĐ típ 2 theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế (2020). Được làm các xét nghiệm thường qui tại thời điểm lấy vào nghiên cứu: Đường huyết lúc đói, HbA1c, Cholesterol toàn phần, Triglycerid, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol, AST, ALT, Creatinin.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân đang mang thai hoặc đang điều trị ngoại trú hay tại các khoa khác, bệnh nhân phải điều trị một bệnh khác có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị ĐTĐ như nhiễm trùng nặng, bệnh tuyến tụy ngoại tiết, bệnh lý nội tiết hay dùng thuốc điều trị HIV, thuốc chống thải ghép, bệnh nhân không hợp tác, bệnh nhân tâm thần, bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu, bệnh nhân tự ý xuất viện, không đánh giá được tình trạng ra viện.
2.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: tại Khoa Nội và Khoa Cấp cứu hồi sức - tích cực chống độc, Bệnh viện Đa Khoa Quận Ô Môn. Thời gian từ tháng 5/2022 đến tháng 10/2022.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.
2.2.2. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo công thức
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Truyền (2019) nghiên cứu về tình hình kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 điều trị nội trú tại bệnh viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ có 29,1% bệnh nhân ĐTĐ típ 2 đáp ứng tốt với điều trị. Như vậy với p = 0,291 sai số cho phép 5% ta tính ra được n tương đương 161 bệnh nhân.
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên.
2.2.4. Nội dung nghiên cứu
2.2.4.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu:
Tuổi: chia làm 2 nhóm tuổi là < 60 tuổi và ≥ 60 tuổi, giới: có hai giá trị là nam và nữ. Được tính theo tỷ lệ phần tram, chỉ số khối cơ thể (BMI): bệnh nhân được phân thành 3 nhóm. BMI được tính theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế 2015, đặc điểm của bệnh đồng mắc: chia làm 4 nhóm và được tính theo tỷ lệ phần trăm: Tăng huyết áp, bệnh mạch vành, rối loạn lipid máu, bệnh lý khác, sử dụng corticoid: chia làm 2 nhóm và tính tỷ lệ phần trăm là có và không có sử dụng corticoid, HbA1c trước nhập viện: ghi nhận chỉ số HbA1c của bệnh nhân trước nhập viện, đánh giá theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ típ 2 của Bộ Y Tế, tuân thủ điều trị: chia làm 2 nhóm, và tính tỷ lệ phần trăm là có hoặc không tuân thủ điều trị, thời gian điều trị: chia làm 2 nhóm, và tính tỷ lệ phần trăm là ≤ 7 ngày điều trị và > 7 ngày điều trị.
2.2.4.2. Đặc điểm thuốc hạ đường huyết: Các loại thuốc viên dạng uống hay dạng chích gồm 3 nhóm thuốc chính: insulin, biguanid, sulfonylurea được thống kê và tính tỷ lệ phần tram, sử dụng phác đồ đơn trị liệu gồm 1 trong 3 loại thuốc trên hay kết hợp phác đồ đa trị liệu bao gồm các cặp kết hợp: metformin+sulfonylurea, insulin+metformin, insulin+sulfonylurea, insulin+metformin+sulfonylurea.
2.2.4.3. Phân tích thực trạng sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 trên bệnh nhân điều trị nội trú: Danh mục và liều dùng các thuốc điều trị ĐTĐ típ 2 gặp trong nghiên cứu, tỷ lệ sử dụng các phác đồ điều trị trong mẫu nghiên cứu, tỷ lệ đổi phác đồ điều trị, so sánh liều insulin ngày đầu và ngày cuối điều trị.
2.2.4.4. Đánh giá hiệu quả kiểm soát đái tháo đường típ 2 trên bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị trước và sau khi xuất viện
- Sự thay đổi nồng độ glucose máu lúc đói khi sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ típ 2.
- Đánh giá sự thay đổi chỉ số huyết áp.
- Tỷ lệ trường hợp hạ đường huyết.
- Mối liên quan giữa các yếu tố đến việc kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu: được thống kê bằng phép thử χ2 và Independent Sample T test.
2.2.4.5. Các tiêu chuẩn đánh giá: Chỉ tiêu đánh giá glucose máu lúc đói 80 -130 mg/dL, HbA1c<7%, huyết áp tâm thu < 140 mmHg.
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu
Mỗi bệnh nhân được phỏng vấn và khám bệnh theo một mẫu bệnh án thống nhất. Các bệnh án được đánh số thứ tự 1,2,3, … Kết quả được ghi nhận vào mẫu bệnh án nghiên cứu.
2.2.5.1. Phỏng vấn
2.2.5.2. Khám lâm sàng
2.2.5.3. Làm xét nghiệm: Các xét nghiệm cần làm: glucose, HbA1c.
2.2.6. Phương pháp hạn chế sai số hệ thống
Để hạn chế sai số hệ thống có thể xảy ra trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành một số biện pháp sau:
- Bộ câu hỏi được phỏng vấn thử để rút kinh nghiệm và do một người thực hiện trong suốt quá trình thu thập.
- Các dụng cụ thu thập số liệu được sử dụng một loại thống nhất và đều được chuẩn định trước mỗi lần nghiên cứu.
2.2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu:
- Số liệu thu thập trong nghiên cứu sẽ được xử lý theo phương pháp thống kê y học bằng phần mềm SPSS 20.0.
- Các biến số liên tục được trình bày dưới dạng trung bình cộng độ lệch chuẩn nếu có phân phối chuẩn. Các biến số không chuẩn trình bày dưới dạng trung vị. Các biến số rời được trình bày dưới dạng tần số và tỷ lệ phần trăm.
- Kiểm định bằng phép kiểm χ2 khi so sánh các tỷ lệ, hoặc kiểm định Independent Sample T Test. Các số liệu xem như có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
2.3. Vấn đề y đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu được Hội đồng nghiệm thu đề tài Bệnh viện đa khoa quận Ô Môn thông qua.
- Các đối tượng nghiên cứu được giải thích cụ thể, rõ ràng mục đích, quy trình nghiên cứu.
- Không làm tổn hại đến sức khỏe đối tượng nghiên cứu.
- Đảm bảo tôn trọng bí mật riêng tư cá nhân của đối tượng nghiên cứu.
- Các đối tượng không tham gia nghiên cứu vẫn được điều trị tương tự như các bệnh nhân nghiên cứu.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm chung về tuổi
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Tuổi |
Tần số |
Tỷ lệ (%) |
< 60 |
67 |
41,6 |
≥ 60 |
94 |
58,4 |
Tuổi trung bình |
62,39 ± 10,42 |
Nhận xét: Độ tuổi trung bình khá cao (62,39 ±10,42) tỷ lệ bệnh nhân ≥ 60 tuổi chiếm đa số (58,4%), tuổi thấp nhất là 38 tuổi, tuổi cao nhất là 97 tuổi.
3.1.2. Giới
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới
Nhận xét: Trong 161 bệnh nhân nghiên cứu có 59% số bệnh nhân là nữ và 41% có giới tính nam.
3.1.3. Bệnh lý đồng mắc
Bảng 3.2. Số bệnh lý đồng mắc
Số bệnh mắc kèm |
Tần số |
Tỷ lệ (%) |
≤ 2 |
123 |
76,4 |
> 2 |
38 |
23,6 |
Tổng |
161 |
100 |
Nhận xét: Số bệnh nhân nhập viện có ≤ 2 bệnh mắc kèm chiếm tỷ lệ 76,4% và số bệnh nhân > 2 bệnh mắc kèm chiếm tỷ lệ 23,6%.
3.1.4. Phân bố HbA1c trước nhập viện
Bảng 3.3. Phân bố HbA1c trước nhập viện
HbA1c trước nhập viện |
Tần số |
Tỷ lệ (%) |
Tốt ( ≤ 7%) |
89 |
55,3 |
Chấp nhận (7,1 – 9%) |
57 |
35,4 |
Kém (> 9 %) |
15 |
9,3 |
Trung bình |
7,84 ± 6,54 |
Nhận xét: Tỷ lệ HbA1c trước nhập viện ở mức tốt chiếm tỷ lệ cao nhất 55,3%, mức HbA1c trước nhập viện trung bình là 7,84 ± 6,54 %.
3.1.5. Mức độ kiểm soát huyết áp trong quá trình điều trị
Bảng 3.4. Mức độ kiểm soát huyết áp tâm thu trong quá trình điều trị
Huyết áp tâm thu |
Trung bình |
Max |
Min |
Khi vào viện |
143,13 ± 27,26 |
240 |
70 |
Khi ra viện |
120,62 ± 10,52 |
150 |
100 |
Nhận xét: Giá trị huyết áp tâm thu trung bình khi vào viện là 143,13 ± 27,26 mmHg cao hơn với giá trị huyết áp tâm thu lúc ra viện là 120,62 ± 10,52 mmHg. Giá trị huyết áp tâm thu tối đa khi ra viện là 150 mmHg, tối thiểu là 100 mmHg.
3.1.6. Thời gian điều trị
Bảng 3.5. Phân bố BN theo thời gian điều trị
Thời gian điều trị |
Số BN |
Tỷ lệ (%) |
≤ 7 ngày |
80 |
49,7 |
> 7 ngày |
81 |
50,3 |
Trung bình |
7,62 ± 2,73 |
Nhận xét: Thời gian điều trị trung bình là 7,62 ± 2,73 ngày. Trong đó tỷ lệ bệnh nhân có thời gian điều trị ≤ 7 ngày tương đương với tỷ lệ bệnh nhân có thời gian điều trị > 7 ngày.
3.2. Đặc điểm sử dụng thuốc hạ glucose trên BN mắc ĐTĐ típ 2
3.2.1. Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ típ 2
Bảng 3.6. Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ típ 2
Nhóm thuốc |
Hoạt chất |
Tên thương mại |
Số BN sử dụng |
Insulin |
Insulin |
Novomix 30 Flexpen Glaritus 100IU/ml |
45 (28%) 29 (18%) |
Biguanid |
Metformin |
Metformin 500, 850, 1000 |
92 (57,1%) |
Sulfonylurea |
Gliclazid |
Diamicron MR 30, 60, 120 |
80 (49,7%) |
Nhận xét: Số bệnh nhân được sử dụng Metformin điều trị chiếm tỷ lệ cao nhất với tỷ lệ 57,1%, kế đến là số bệnh nhân sử dụng Gliclazid chiếm 49,7%, bệnh nhân sử dụng Insulin bao gồm Novomix 30 Flexpen chiếm tỷ lệ 28%, sử dụng Glaritus 100 IU/ml chiếm tỷ lệ thấp nhất 18%.
3.2.2. Tỷ lệ sử dụng các phác đồ điều trị
Bảng 3.7. Các phác đồ điều trị ĐTĐ típ 2 trong nghiên cứu
Phác đồ thuốc HĐH |
Thuốc |
Tần số |
Tỷ lệ (%) |
Đơn trị liệu (n = 100) 62,1%
|
Insulin |
24 |
24 |
Metformin |
49 |
49 |
|
Sulfonylurea |
27 |
27 |
|
Đa trị liệu (n = 61) 37,9% |
Met+Sulfo |
34 |
55,73 |
Insu + Met |
8 |
13,11 |
|
Insu + sulfo |
18 |
29,5 |
|
Insu + Met+ Sulfo |
1 |
1,66 |
Nhận xét: Số bệnh nhân được điều trị phác đồ đơn trị liệu chiếm đa số với tỷ lệ 62,1%, đa trị liệu chỉ chiếm 37,9%. Trong đó, việc sử dụng đơn trị Metformin cho bệnh nhân là nhiều nhất (49%). Còn ở phương pháp đa trị liệu bệnh nhân được sử dụng kết hợp Metformin + Sulfonylurea chiếm ưu thế, chiếm tỷ lệ 55,73%. Thấp nhất là số bệnh nhân sử dụng phác đồ kết hợp 3 thuốc (1,66%).
Bảng 3.8. Tỷ lệ đổi phác đồ trong điều trị
Đổi phác đồ |
Số BN |
Tỷ lệ (%) |
Có |
20 |
12,4 |
Không |
141 |
87,6 |
Tổng |
161 |
100 |
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có đổi phác đồ điều trị chiếm tỷ lệ thấp 12,4%.
3.2.3. Đặc điểm sử dụng Insulin trong nghiên cứu
Bảng 3.9. Tỷ lệ mức liều Insulin
Mức liều insulin (UI/ngày) |
Tần số |
Tỷ lệ (%) |
< 20 |
34 |
48,6 |
20 - 40 |
33 |
47,1 |
> 40 |
3 |
4,3 |
Tổng |
70 |
100 |
Liều trung bình |
24,08 ± 9,5 |
Nhận xét: Tỷ lệ liều insulin < 20 UI/ngày chiếm đa số với tỷ lệ 48,6%, tương đương với tỷ lệ mức liều Insulin 20 - 40 UI/ngày có tỷ lệ 47,1%. Liều insulin trung bình là 24,08 ± 9,5.
3.3. Các yếu tố liên quan đến việc kiểm soát ĐH đạt mục tiêu trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2 đang điều trị nội trú
Bảng 3.10. Glucose máu khi đói trung bình
Glucose máu đói |
Trung bình |
Max |
Min |
Khi vào viện |
12,65 ± 5,49 |
31,3 |
1 |
Khi ra viện |
7,27 ± 2 |
21,9 |
4,8 |
Nhận xét: Giá trị glucose máu khi đói trung bình khi vào viện là 12,65 ± 5,49 mmol/L và cao hơn so với giá trị glucose máu đói khi ra viện (7,27 ± 2 mmol/L). Giá trị glucose máu tối đa khi ra viện là 21,9 mmol/L và giá trị glucose máu tối thiểu khi ra viện là 4,8 mmol/L.
Biểu đồ 3.2. Kết quả kiểm soát glucose máu khi đói lúc ra viện
Nhận xét: Tỷ lệ kiểm soát tốt glucose máu chiếm đa số với 66,5%, trong khi tỷ lệ kiểm soát không tốt glucose máu khi đói lúc ra viện là 33,5%.
Bảng 3.11. Tỷ lệ BN có hạ đường huyết trong điều trị
Hạ đường huyết |
Tần số |
Tỷ lệ (%) |
Có |
12 |
7,5 |
Không |
149 |
92,5 |
Tổng |
161 |
100 |
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có hạ đường huyết chiếm tỷ lệ rất thấp với tỷ lệ 7,5%.
Bảng 3.12. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị
Tuân thủ điều trị |
Tần số |
Tỷ lệ (%) |
Có |
109 |
92,5 |
Không |
52 |
7,5 |
Tổng |
161 |
100 |
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị chiếm tỷ lệ cao với tỷ lệ 92,5%.
3.4. Mối liên quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2 đang điều trị nội trú
Bảng 3.13. Liên quan giữa BMI và kiểm soát glucose máu
BMI |
Kiểm soát glucose máu |
Tần số |
Tỷ lệ (%) |
χ2 |
p |
< 23 |
Tốt |
68 |
42,2 |
48,966 |
<0,01 |
Không |
3 |
1,9 |
|||
≥ 23 |
Tốt |
39 |
24,2 |
||
Không |
51 |
31,7 |
|||
Tổng |
161 |
100 |
Nhận xét: Bệnh nhân có BMI ≥ 23 có tỷ lệ kiểm soát glucose máu không tốt cao hơn so với bệnh nhân có BMI < 23, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p < 0,01).
Bảng 3.14. Liên quan giữa bệnh đồng mắc và kiểm soát glucose máu
Bệnh đồng mắc |
Kiểm soát glucose máu |
Tần số |
Tỷ lệ (%) |
χ2 |
p |
≤ 2 bệnh |
Tốt |
103 |
64 |
69,810 |
<0,01 |
Không |
20 |
12,4 |
|||
> 2 bệnh |
Tốt |
4 |
2,5 |
||
Không |
34 |
21,1 |
|||
Tổng |
161 |
100 |
Nhận xét: Bệnh nhân có > 2 bệnh đồng mắc có tỷ lệ kiểm soát glucose máu không tốt cao hơn so với bệnh nhân có ≤ 2 bệnh mắc kèm, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
Bảng 3.15. Liên quan giữa thời gian mắc bệnh đái tháo đường típ 2 và kiểm soát glucose máu
Thời gian mắc bệnh |
Kiểm soát glucose máu |
Tần số |
Tỷ lệ (%) |
χ2 |
p |
≤ 5 năm |
Tốt |
23 |
14,3 |
19,302 |
<0,01 |
Không |
5 |
3,1 |
|||
6 – 10 năm |
Tốt |
64 |
39,8 |
||
Không |
21 |
13 |
|||
> 10 năm |
Tốt |
20 |
12,4 |
||
Không |
28 |
17,4 |
|||
Tổng |
161 |
100 |
Nhận xét: Số bệnh nhân có thời gian mắc bệnh ≤ 10 năm có tỷ lệ kiểm soát glucose máu tốt hơn so với bệnh nhân có thời gian mắc bệnh > 10 năm. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
Bảng 3.16. Liên quan giữa thời gian điều trị và kiểm soát glucose máu
Thời gian điều trị |
Kiểm soát glucose máu |
Tần số |
Tỷ lệ (%) |
χ2 |
p |
≤ 7 ngày |
Tốt |
31 |
19,3 |
54,773 |
<0,01 |
Không |
49 |
30,4 |
|||
> 7 ngày |
Tốt |
76 |
47,2 |
||
Không |
5 |
3,1 |
|||
Tổng |
161 |
100 |
Nhận xét: Số bệnh nhân có thời gian điều trị ≤ 7 ngày có tỷ lệ kiểm soát glucose máu thấp hơn so với bệnh nhân có thời gian điều trị > 7 ngày. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
Bảng 3.17. Liên quan giữa HbA1c trước nhập viện và kiểm soát glucose máu
HbA1C |
Kiểm soát glucose máu |
Tần số |
Tỷ lệ (%) |
χ2 |
p |
≤ 7 % |
Tốt |
87 |
54 |
93,988 |
<0,01 |
Không |
2 |
1,2 |
|||
> 7 % |
Tốt |
20 |
12,4 |
||
Không |
52 |
32,3 |
|||
Tổng |
161 |
100 |
Nhận xét: Số bệnh nhân có HbA1C trước nhập viện ≤ 7 % có tỷ lệ kiểm soát glucose máu tốt hơn so với bệnh nhân có HbA1C trước nhập viện > 7 %. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
Phác đồ điều trị |
Kiểm soát glucose máu |
Tần số |
Tỷ lệ (%) |
χ2 |
p |
Đơn trị liệu |
Tốt |
27 |
16,8 |
5,065 |
0,027 |
Không |
73 |
45,3 |
|||
Đa trị liệu |
Tốt |
34 |
21,1 |
||
Không |
27 |
16,8 |
|||
Tổng |
161 |
100 |
Nhận xét: Số bệnh nhân sử dụng phác đồ đa trị liệu có tỷ lệ kiểm soát glucose máu tốt hơn số bệnh nhân sử dụng phương pháp đơn trị liệu. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.19. Liên quan giữa loại thuốc hạ glucose máu đơn trị liệu và kiểm soát glucose máu
Thuốc HĐH đơn trị liệu |
Kiểm soát glucose máu |
Tần số |
Tỷ lệ (%) |
χ2 |
p |
Insulin |
Tốt |
40 |
24,8 |
4,823 |
0,03 |
Không |
30 |
18,6 |
|||
Metformin |
Tốt |
61 |
37,9 |
0,002 |
1 |
Không |
31 |
19,3 |
|||
Gliclazid |
Tốt |
52 |
32,3 |
0,152 |
0,74 |
Không |
28 |
17,4 |
Nhận xét: Số bệnh nhân sử dụng phác đồ đơn trị liệu có tỷ lệ kiểm soát đường huyết tốt hơn số bệnh nhân không sử dụng. Tuy nhiên sự khác biệt có ý nghĩa thống kê chỉ với trường hợp sử dụng insulin đơn trị liệu cho bệnh nhân đái tháo đường típ 2 trong nghiên cứu (p < 0,05).
Bảng 3.20. Liên quan giữa việc tuân thủ điều trị và kiểm soát glucose máu
Tuân thủ điều trị |
Kiểm soát glucose máu |
Tần số |
Tỷ lệ (%) |
χ2 |
p |
Có |
Tốt |
88 |
54,7 |
30,848 |
<0,01 |
Không |
21 |
13 |
|||
Không |
Tốt |
19 |
11,8 |
||
Không |
33 |
20,5 |
|||
Tổng |
161 |
100 |
Nhận xét: Số bệnh nhân tuân thủ điều trị có tỷ lệ kiểm soát glucose máu tốt hơn bệnh nhân không tuân thủ điều trị. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kế (p < 0,01).
IV. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân nữ chiếm phần lớn với 59%, nam chỉ chiếm 41%. Điều này cũng khá phù hợp vì theo Liên đoàn đái tháo đường quốc tế (IDF) thống kê vào năm 2017, tỷ lệ bệnh nhân nữ mắc đái tháo đường ở độ tuổi trên 60 đều chiếm đa số. Phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu có độ tuổi từ 60 trở lên với tỷ lệ 58,4%. Sự khác biệt này có thể do đối tượng đến khám và chữa bệnh tại khoa Nội và khoa Hồi sức cấp cứu đa số là người lớn tuổi. Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 62,39 ± 10,42 tuổi.
Theo khuyến cáo của ADA năm 2019, BMI nên được ghi nhận mỗi khi đến khám và điều trị, và cải thiện chỉ số BMI sẽ mang lại lợi ích trong kiểm soát đường huyết, HbA1c, huyết áp và chỉ số lipid máu. Trong nghiên cứu của chúng tôi, BMI trung bình là 23,23 ± 1,71kg/m2. Thời gian mắc bệnh đái tháo đường típ 2 trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là 10,05 ± 5,46 năm, trong đó số bệnh nhân có thời gian mắc bệnh từ 6 – 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 52,8%. Trong nghiên cứu của chúng tôi hầu hết các bệnh nhân đều có bệnh lý đồng mắc, số bệnh nhân có ≤ 2 bệnh mắc kèm chiếm tỷ lệ cao 76,4. Trong số các bệnh lý đồng mắc, chiếm tỷ lệ cao nhất là bệnh lý tăng huyết áp với tỷ lệ 75,2%. Kế đến là bệnh khác (50,3%), bệnh mạch vành (48,4%), rối loạn lipid máu (30,4%). Chính vì vậy, huyết áp cũng là một trong những yếu tố cần quan tâm trong nghiên cứu của chúng tôi. Mức huyết áp trung bình khi ra viện (120,62 ± 10,52) thấp hơn mức huyết áp trung bình khi vào viện (143,13 ± 27,26). Chỉ số HbA1c trước nhập viện trung bình mà nghiên cứu ghi nhận được là 7,84 ± 6,54%. Trong đó có 55,3% bệnh nhân kiểm soát tốt HbA1c và chỉ có 9,3% bệnh nhân kiểm soát kém HbA1c.
4.2. Đặc điểm sử dụng thuốc hạ đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 trong nghiên cứu.
Thuốc hạ đường huyết được sử dụng đa dạng tại bệnh viện Đa khoa Quận Ô Môn, bao gồm insulin, metformin, gliclazid. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân sử dụng metformin chiếm đa số với tỷ lệ 57,1%, kế đến là gliclazid với tỷ lệ 49,7%, cuối cùng là insulin với tỷ lệ dùng Novomix 30 Flexpen là 28%, Glaritus 100 IU/ml có tỷ lệ là 18%.
4.2.1. Đặc điểm phác đồ đa trị liệu
Các hướng dẫn đều khuyến cáo kết hợp thuốc điều trị theo những cơ chế tác dụng khác nhau phù hợp với từng bệnh nhân. Kết hợp thuốc giúp kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu nhanh hơn và bền vững hơn. Trong nghiên cứu của chúng tôi, các phác đồ kết hợp thuốc chiếm tỷ lệ 37,9%. Trong đó cặp thuốc kết hợp giữa metformin + gliclazid chiếm tỷ lệ cao nhất (55,73%), kế đến là phác đồ kết hợp 2 thuốc insulin + gliclazid (29,5%), tiếp theo là phác đồ insulin + metformin (13,11%), chiếm tỷ lệ thấp nhất là phác đồ kết hợp 3 thuốc insulin+metformin+gliclazid chiếm tỷ lệ 1,63%.
4.2.2. Insulin
Insulin được sử dụng bao gồm insulin hỗn hợp và các loại insulin nền, … Kết quả cho thấy, tỷ lệ dùng insulin hỗn hợp chiếm đa số với tỷ lệ 28% còn insulin nền chỉ 18%. Trong nghiên cứu, phác đồ thuốc hạ glucose huyết được sử dụng tại bệnh viện gồm phác đồ insulin đơn trị liệu và phác đồ insulin phối hợp với thuốc uống. Theo một số khuyến cáo, insulin được xem là thuốc đầu tay trong kiểm soát glucose nội viện và bệnh nhân nhập viện nên ngưng sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ trước đó. Vì vậy tỷ lệ sử dụng insulin khá cao là phù hợp với khuyến cáo trên thế giới.
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu.
Sau khi nghiên cứu 161 bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ típ 2 đang điều trị tại khoa Nội và khoa Cấp cứu hồi sức Bệnh viện đa khoa Quận Ô Môn, chúng tôi ghi nhận giá trị glucose máu khi đói trung bình khi vào viện là 12,65 ± 5,49. Tỷ lệ kiểm soát tốt glucose máu lúc đói khi ra viện là 66,5% và giá trị glucose máu khi đói trung bình khi ra viện là 7,27 ± 2 mmol/L. Giá trị glucose máu khi đói trung bình khi ra viện có xu hướng giảm dần.
Việc cố gắng điều trị nhằm đạt được đường huyết mục tiêu có thể dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết, đặc biệt trên đối tượng bệnh nhân cao tuổi và nhiều bệnh đồng mắc. Chúng tôi ghi nhận có 12 trường hợp chiếm tỷ lệ 7,5% có mẫu thử hạ đường huyết.
Qua khảo sát mối liên quan giữa các yếu tố đến kiểm soát đường huyết, chúng tôi ghi nhận được:
Về sự liên quan giữa giới tính và kiểm soát glucose máu, trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận nữ giới có tỷ lệ kiểm soát glucose máu tốt hơn so với nam giới tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê p = 0,397 > 0,05. Trong nghiên cứu, bệnh nhân ở nhóm tuổi ≥ 60 có tỷ lệ kiểm soát glucose máu tốt cao hơn so với nhóm tuổi < 60 và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,616 > 0,05. Bệnh nhập viện có ≤ 2 bệnh mắc kèm có tỷ lệ kiểm soát glucose máu không tốt cao hơn so với bệnh nhân có > 2 bệnh mắc kèm, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Nhóm bệnh nhân không sử dụng corticoid trong quá trình điều trị có tỷ lệ kiểm soát glucose máu tốt cao hơn so với nhóm bệnh nhân sử dụng corticoid, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,610 > 0,05). Nghiên cứu cũng ghi nhận bệnh nhân có giá trị HbA1c trước nhập viện ≤7 có tỷ lệ kiểm soát đường huyết tốt hơn so với bệnh nhân có mức HbA1c >7, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
Bên cạnh đó, đề tài ghi nhận một số yếu tố như BMI, thời gian mắc bệnh ĐTĐ, thời gian điều trị nội trú và yếu tố tuân thủ điều trị cũng ảnh hưởng đến kiểm soát glucose huyết trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2. Qua nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận những bệnh nhân có BMI < 23, thời gian mắc bệnh ĐTĐ < 10 năm và thời gian nằm viện điều trị nội trú > 8 ngày có tỷ lệ kiểm soát đường huyết tốt hơn các nhóm còn lại và và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Đây sẽ là những yếu tố quan trọng giúp bác sĩ lựa chọn chế độ điều trị thích hợp cho bệnh nhân điều trị nội trú. Và từ đó, thông qua đánh giá các yếu tố trên để có phương hướng sử dụng những phác đồ phù hợp cho bệnh nhân ĐTĐ típ 2 nằm điều trị nội trú tại bệnh viện Đa khoa Quận Ô Môn.
Về phương pháp điều trị, chúng tôi nhận thấy khi sử dụng phác đồ đa trị liệu kết hợp nhiều loại thuốc hạ đường huyết cho kết quả kiểm soát đường huyết khả quan hơn so với đơn trị liệu, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,027 < 0,05. Về mối liên quan giữa các thuốc hạ đường huyết sử dụng đơn trị liệu cho bệnh nhân ĐTĐ típ 2, chúng tôi ghi nhận chỉ có các trường hợp sử dụng insulin đơn trị liệu cho kết quả kiểm soát đường huyết tốt hơn rõ rệt so với sử dụng các loại thuốc uống như metformin hay gliclazid, và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,03 < 0,05. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế ngày 30/12/2020 nên sử dụng sớm insulin nên cân nhắc nếu có bằng chứng của dị hóa (giảm cân), triệu chứng tăng đường huyết, hoặc nếu mức HbA1c ≥ 9% hoặc mức glucose huyết rất cao ≥300 mg/dL (16.7 mmol/L). Tuy nhiên, trước khi tiến hành điều trị insulin cho bệnh nhân cần phải tư vấn và hướng dẫn kĩ càng cho bệnh nhân.
- Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng metformin chiếm đa số với tỷ lệ 57,1%, kế đến là gliclazid với tỷ lệ 49,7%, cuối cùng là insulin với tỷ lệ dùng Novomix 30 Flexpen là 28%, Glaritus 100 IU/ml có tỷ lệ là 18%.
- Các phác đồ kết hợp thuốc chiếm tỷ lệ 37,9%. Trong đó cặp thuốc kết hợp giữa metformin + gliclazid chiếm tỷ lệ cao nhất (55,73%), kế đến là phác đồ kết hợp 2 thuốc insulin + gliclazid (29,5%), tiếp theo là phác đồ insulin + metformin (13,11%), chiếm tỷ lệ thấp nhất là phác đồ kết hợp 3 thuốc insulin+metformin+gliclazid chiếm tỷ lệ 1,63%.
- Tỷ lệ dùng insulin hỗn hợp chiếm đa số với tỷ lệ 28% còn insulin nền chỉ 18%, liều insulin trung bình là 24,08 ± 9,5 UI/ngày.
- Tỷ lệ đổi phác đồ trong điều trị là 12,4%.
- Tỷ lệ kiểm soát tốt glucose máu lúc đói khi ra viện là 66,5% và giá trị glucose máu khi đói trung bình khi ra viện là 7,27 ± 2 mmol/L.
- Có 12 trường hợp chiếm tỷ lệ 7,5% có mẫu thử hạ đường huyết.
- Các yếu tố liên quan đến kiểm soát glucose máu tốt bao gồm: bệnh mắc kèm, giá trị HbA1c trước nhập viện, BMI, thời gian mắc bệnh ĐTĐ, thời gian nằm viện điều trị, sự tuân thủ điều trị (p < 0,05).
- Chưa thấy mối liên quan giữa giới tính, độ tuổi, việc sử dụng corticoid đến việc kiểm soát glucose máu (p > 0,05).
- Về phương pháp điều trị, chúng tôi nhận thấy khi sử dụng phác đồ đa trị liệu kết hợp nhiều loại thuốc hạ đường huyết, việc sử dụng insulin đơn trị liệu cho kết quả kiểm soát đường huyết khả quan hơn p < 0,05.
- Chưa thấy mối liên quan khi sử dụng các loại thuốc uống như metformin hay gliclazid đơn trị liệu với kiểm soát glucose huyết đạt mục tiêu (p> 0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ Y Tế (2017), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2”, Ban hành kèm theo quyết định số 3319/QĐ-BYT ngày 19/07/2017.
2. Bộ Y Tế (2020), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2”, Ban hành kèm theo quyết định số 5481/QĐ-BYT ngày 30/12/2020.
3-6. Ngô Quí Châu (2020), “Bệnh học Đái tháo đường”, Bệnh học Nội Khoa tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 360-381.
4-13. Võ Quang Lộc Duyên (2020), “Khảo sát thực trạng sử dụng insulin trong điều trị nội trú cho bệnh nhân mắc đái tháo đường tại khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ năm 2017 đến năm 2020”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
5-11. Phạm Thị Thu Hiền (2013), “Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Thống Nhất năm 2013”, Tạp chí Y học TP.HCM, 17(3), tr. 305-310.
6-3. Bùi Tùng Hiệp (2014), “Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị đái tháo đường típ 2 tại Khoa nội tiết Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí y học TP.HCM, 18(3), tr. 89-93.
7-8. Nguyễn Quốc Hùng (2021), “Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 an toàn, hợp lý tại trung tâm y tế thị xã Vĩnh Châu năm 2020”, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
8-12. Trần Quang Khánh, Trần Quang Nam (2020), “Điều trị Đái tháo đường típ 2”, Sổ tay lâm sàng Nội Tiết, Nhà xuất bản Y học, tr. 200-205.
9-7. Nguyễn Ngọc Khôi (2021), “Thuốc hạ đường huyết”, Dược lâm sàng và điều trị, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 418-460.
10. Nguyễn Thị Mỹ Lý (2021), “Nghiên cứu kết quả sử dụng liệu pháp insulin nền trong điều trị đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện 199”, Tạp chí Nội tiết và đái tháo đường, 46, tr. 218-225.
11-14. Vũ Gia Phương (2020), “Tình hình biến chứng, kiểm soát đường huyết và yếu tố liên quan đến kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Trung tâm y tế huyện Tân Biên”, tỉnh Tây Ninh năm 2019, Tạp chí Dược học Cần Thơ, 33, tr. 31-38.
12-4. Hoàng Ngọc Thọ (2018), “Hạ đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 sử dụng liệu pháp insulin, Tạp chí nội tiết & đái tháo đường, 29, tr. 263-268.
13-5. Huỳnh Quang Minh Trí (2017), “Đánh giá tình trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị nội trú, Tạp chí y học Tp.HCM, 22(2), tr 332-336.
14-9. Nguyễn Thanh Truyền (2019), “Nghiên cứu tình hình kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị nội trú bằng insulin tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ”, Luận văn chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
TIẾNG ANH
15. American Diabetes Association (2017), “Standard of Medical Care in Diabetes -2017”, Diabetes Care, 40(1), pp. S1-S131.
16. American Diabetes Association (2019), “Standard of Medical Care in Diabetes -2019”, Diabetes Care, 42(1), pp. S1-S193.
17. Al-Eitan L.N, Nassar A.M. (2016), “Evaluation of Glycemic Control, Lifestyle and Clinical Characteristices in Patients with Type 2 Diabetes Treated at King Abdullah University Hospital in Jordan”, Can J Diabetes, 40(6), pp. 496-502.
18. Bender M., Smith T.C. (2015), “Predictors of Suboptimal Glycemic Control for Hospitalized Patients with Diabetes: Target for Clinical Action”, Journal of Clinical Outcomes Management, 22(4), pp. 159-167.
19. Donner T., Sarkar S. (2015), “Insulin-Pharmacology, Therapeutic Regimens, and Principles of Intensive Insulin Therapy”, Endotext, [[Cited 2019 February 23], Available from URL: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK278938/
20. Duarte F.G., Silva Moreira S. (2019), “Sex Differences and Correlates of Poor Glycaemic Control in Type 2 Diabetes: A Cross-Sectional Study in Brazil and Venezueala”, BMJ Open, 9(3), pp. 1-8.
21. El Khoury G., Mansour H. (2019), “Prevalence, Correlates and Management off Hyperglycemia in Diabetic Non-Critically III Patients at A Tertiary Care Center in Lebanon”, Current Diabetes Reviews, 15(2), pp. 133-140.
22. Elsayed A.M., Elbadawy A.M. (2021), “Indications and Outcome of Admission of Patients with Diabetes into Benha University Hospitals, Egypt: A Prospective Study”, Benha Medical Journal, 38(1), pp. 266-279.
23. Fiseha T., Alemayehu E. (2018), “Factors Associated with Glycemic Control Among Diabetic Adult Out-Patients in Northest Ethiopia”, BMC Research Notes, 11(1), pp. 1-6.
24. International Diabetes Federation (2019), IDF Diabetes Atlas: Eight Edition, pp. 1- 168.
25. Kodner C., Anderson L. (2017), “Glucose management in Hospitalized Patients”, American Family Physician, 96(10), pp. 648-654.
SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẬN Ô MÔN
Địa chỉ: Số 83, CMT8, P. Châu Văn Liêm, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ
Điện thoại: 02923.861.946 - Fax: 02923.860.305
Email: bvdk_omon@cantho.gov.vn
Design by Tính Sử